Hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc làn da khi bị sẹo bỏng hiệu quả nhất

Sẹo bỏng được hình thành do làn da tiếp xúc trực tiếp với các vật nóng gây bỏng rộp. Nếu sau đó người bệnh không xử lý kịp thời thì các vết thương này sẽ nhanh chóng hình thành sẹo và vết thâm trên da. Loại sẹo này không những gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng mà còn rất khó điều trị dứt điểm. Do đó việc xử lý các sẹo phỏng nhanh và đúng cách là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.

Sẹo bỏng là gì?

Sẹo bỏng được hình thành do làn da tiếp xúc trực tiếp với các vật nóng, gây bỏng rộp và để lại các di chứng trên da như sẹo lồi, sẹo thâm, sẹo co rút,… Bỏng da có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên như: Bỏng do nước sôi, do dầu nóng, bỏng pô xe máy hoặc chạm vào những vật dụng đang nóng khác,… Những vết bỏng này nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra sẹo xấu và rất khó chữa lành.

Các vết sẹo bỏng được hình thành do làn da tiếp xúc trực tiếp với vật nóng
Các vết sẹo bỏng được hình thành do làn da tiếp xúc trực tiếp với vật nóng

Vào những ngày đầu, các vết sẹo bỏng thường có dấu hiệu như: Da màu hồng đỏ, phồng rộp, sưng tấy, cảm giác nóng rát như châm chích vô cùng khó chịu. Tuy nhiên sau vài ngày, những dấu hiệu này sẽ không còn nữa, vết thương bắt đầu chuyển thành màu thâm sạm, hình thành các mụn nước và bắt đầu cơ chế lên da non, gây ngứa ngáy ở vị trí bị bỏng.

Sau khi vết thương bắt đầu khép miệng, đây là thời điểm tốt nhất để bạn tiến hành điều trị sẹo bỏng. Lúc này bạn cần căn cứ vào vị trí và tình trạng bị tổn thương để biết được nên điều trị bằng phương pháp nào. Đối với các vết thương có diện tích nhỏ, không quá nghiêm trọng, bạn có thể xử lý tại nhà bằng các loại thuốc bôi hoặc mẹo dân gian. Tuy nhiên nếu vết thương quá lớn, tổn thương ăn sâu vào gân và xương thì bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị sớm nhất.

Phân loại mức độ bỏng

Đánh giá được loại sẹo bỏng ở mức độ nào sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, các loại sẹo phỏng sẽ được chia thành 3 cấp độ như sau:

  • Các vết bỏng nhẹ: Thường là những vết bỏng do dầu ăn bắn vào người hoặc do chạm vào một vật nóng nào đó và để lại vết thương nhỏ. Những vết bỏng dạng này chỉ ảnh hưởng đến bề mặt của da, gây đỏ và sưng nhẹ. Khi vết thương lành lại, lớp da chết sẽ bị bong ra và hình thành lớp da non mới. Các vết bỏng nhẹ thường không để lại sẹo. Chúng có thể tự lành lại sau khoảng 7 ngày mà không cần điều trị.
  • Các vết bỏng trung bình: Các vết bỏng trung bình sẽ ảnh hưởng đến lớp biểu bì dưới da, làm da bị phồng rộp và sưng đỏ. Vết thương có thể tự lành sau vài tuần hoặc vài tháng, thời gian điều trị cũng tương đối lâu. Các vết sẹo bỏng dạng này khá nghiêm trọng, do đó bạn cần phải chú ý hơn trong vấn đề điều trị.
  • Các vết bỏng nặng: Những vết bỏng nặng thường xảy ra khi các dung dịch cực nóng tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người, gây ra những vết bỏng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của bạn. Thậm chí các vết thương còn ảnh hưởng đến mạch máu và xương. Loại bỏng này thường gây ra các vết sẹo lớn, tổn thương sâu và khó phục hồi, phải được điều trị bằng công nghệ hiện đại.
Các vết sẹo phỏng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời
Các vết sẹo phỏng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời

Các cách trị sẹo bỏng hiệu quả nhất

Sẹo bỏng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu quá trình chăm sóc da sau khi bị bỏng không hiệu quả. Dựa vào tình trạng của vết sẹo sẽ có những cách xử lý khác nhau. Cụ thể như:

Cách chăm sóc vết thương khi bị bỏng để ngừa sẹo

Ngay khi các vết bỏng hết viêm, chúng sẽ để lại sẹo trên da. Do đó bạn cần bình tĩnh xử lý vết bỏng tại nhà một cách cẩn thận để tránh hình thành sẹo.

Bước 1: Làm mát vết thương bằng nước lạnh

Bạn hãy nhanh chóng ngâm vết thương vào nước lạnh hoặc nước đá trong khoảng 15 phút. Điều này sẽ giúp cơn đau được dịu đi, giảm hiện tượng nóng rát và sưng đỏ, vết bỏng cũng không bị nhiễm khuẩn và ăn sâu vào bên trong.

Bước 2: Băng vùng da bị bỏng bằng gạc sạch

Với các vết thương lớn, có nguy cơ hình thành sẹo, bạn cần rửa sạch vết bỏng với nước muối sinh lý, thấm cho khô, sau đó bôi kem chống nhiễm khuẩn vào và băng vết thương lại bằng gạc sạch. Như vậy sẽ giúp da tránh tiếp xúc với vi khuẩn hoặc bụi bẩn.

Băng bó và xử lý vết thương tại nhà thật kỹ để tránh hình thành sẹo sau khi bị bỏng
Băng bó và xử lý vết thương tại nhà thật kỹ để tránh hình thành sẹo sau khi bị bỏng

Bước 3: Đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra

Sau khi đã xử lý vết thương theo đúng quy trình, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra xem mức độ tổn thương da là bao nhiêu %. Từ đó có được phương pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Trị sẹo bỏng bằng mẹo dân gian

Với những vết sẹo bỏng ở cấp độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để làm mờ sẹo như sau:

  • Trị sẹo bỏng bằng nghệ tươi: Nghệ tươi có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các vết sẹo bỏng do nước sôi, bỏng pô xe máy hoặc do dầu nóng. Nhờ chứa nhiều hoạt chất Cucurmin, loại dược liệu này sẽ giúp làn da của bạn được tái tạo nhanh hơn, mau lành và không để lại sẹo xấu. Bạn chỉ cần bôi nước cốt nghệ lên da, mỗi ngày 1-2 lần và không cần rửa lại bằng nước sạch.
  • Trị sẹo bỏng bằng lá cây bỏng: Cây bỏng cực kỳ hữu ích trong việc điều trị các vết sẹo do bỏng nước sôi. Khi bị bỏng, bạn rửa sạch một nắm lá cây, sau đó giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương, cảm giác nóng rát sẽ dịu dần đi. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần sẽ giúp vết thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo.
  • Cách chữa sẹo bỏng bằng rau má: Bạn dùng một nắm rau má rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị bỏng trong vòng 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, các vết sẹo bỏng ngoài da sẽ nhanh chóng lành lại, kích thích sản sinh các tế bào mới giúp làn da đều màu hơn.
  • Cách trị sẹo bỏng bằng mật ong: Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm và làm mờ sẹo rất tốt. Bạn chỉ cần thoa một ít mật ong nguyên chất lên vết thương và mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút. Sau đó rửa mặt lại thật sạch với nước ấm để vết sẹo do bỏng nhanh chóng biến mất.
  • Trị sẹo bỏng bằng lô hội: Lô hội (nha đam) không chỉ có tác dụng trị mụn mà còn được dùng để trị sẹo bỏng rất hiệu quả. Bạn rửa 1 nhánh lá lô hội, gọt sạch vỏ, dùng lớp gel bên trong thoa lên vùng da bị sẹo bỏng. Khi lớp gel khô lại có thể rửa lại bằng nước mát. Mỗi ngày dùng ít nhất 1 lần bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả mà nó mang lại.
Gel nha đam giúp điều trị các vết sẹo bỏng rất tốt
Gel nha đam giúp điều trị các vết sẹo bỏng rất tốt

Dùng kem trị sẹo bỏng chuyên biệt

Khi vết bỏng bắt đầu lành và lên da non, bạn có thể sử dụng một số loại kem bôi trị sẹo dưới đây:

  • Kem trị sẹo bỏng Scar Rejuvasil

Sản phẩm có chứa 97% Silicone cùng các dưỡng chất vitamin A, C, E, Coenzym Q-10… có tác dụng cải thiện các vết sẹo lồi do bỏng gây ra. Scar Rejuvasil được chiết xuất dưới dạng gel, giúp dễ dàng thấm sâu vào bên trong da, tác động trực tiếp vào vết thương và làm mờ dần các vết sẹo lồi. Với các thành phần chiết xuất từ tự nhiên, loại gel này được đánh giá là an toàn, lành tính, thích hợp với mọi loại da, không gây ngứa, không kích ứng da, không làm ảnh hưởng đến các vùng da khỏe mạnh.

  • Kem mờ sẹo bỏng Scar Esthetique

Chiết xuất từ tinh chất thiên nhiên Coenzyme Q-10, Pycnogenol, Glucosamin dẫn xuất Vitamin A, Vitamin C… Scar Esthetique có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, sưng tấy và hạn chế hình thành các vết thâm sau khi bị sẹo bỏng. Đồng thời, các dưỡng chất có trong sản phẩm sẽ thẩm thấu vào bên trong lớp tế bào, kích thích tăng sinh tế bào sừng và các tế bào nguyên bào sợi, cung cấp dưỡng chất và tăng độ đàn hồi, giúp da sáng mịn đều màu hơn.

  • Kem xóa sẹo Strataderm

Strataderm scar therapy gel hỗ trợ trị sẹo cho các vết bỏng ở mức độ nhẹ và trung bình. Sản phẩm có thể sử dụng cho cả những vết sẹo đã lành, sẹo cũ, sẹo lâu năm. Kết cấu dạng gel, không gây cảm giác nhờn dính, có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em. Strataderm được các bác sĩ khuyên dùng để hỗ trợ cải thiện các vết sẹo phỏng, sau sinh mổ, sẹo mụn, sẹo do thủy đậu,… Loại kem trị sẹo này hiện đang được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn.

  • Kem hỗ trợ trị sẹo Hiruscar Gel

Hiruscar là sản phẩm trị sẹo vô cùng quen thuộc và được sử dụng phổ biến hiện nay, có tác dụng tốt trong việc điều trị các loại sẹo thâm, sẹo lõm và sẹo lồi. Gel trị sẹo này giúp điều tiết sự tăng sinh collagen và elastin giúp ngăn chặn sự hình thành sẹo lồi, điều trị cả những vết sẹo bỏng lâu năm, làm mờ sẹo, hỗ trợ nới lỏng và cắt đứt các mô sẹo. Đặc biệt, sản phẩm có khả năng cung cấp độ ẩm, khi thoa lên vết thương đang ăn da non sẽ giúp giảm ngứa ngáy khó chịu.

Xem thêm: 

Hiruscar Gel giúp loại bỏ những vết sẹo cứng đầu
Hiruscar Gel giúp loại bỏ những vết sẹo cứng đầu
  • Kem trị sẹo Dermatix Ultra

Sản phẩm này có công dụng giúp điều trị sẹo lồi, làm mờ vết thâm và ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy, đỏ da sau khi bị bỏng. Dermatix Ultra giúp làm lành các vết sẹo nhanh chóng, hạn chế tình trạng gia tăng sắc tố melanin khiến da ngả màu, điều trị bỏng trên da, làm mềm và tái tạo lại làn da mới. Kiên trì sử dụng sản phẩm lâu dài sẽ giúp bảo vệ da, ngăn chặn việc thoát hơi nước, bình thường hóa sự lắng đọng collagen để ngăn ngừa quá trình gia tăng sẹo.

Điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật hiện đại

Đối với các vết sẹo lớn ở mức độ nghiêm trọng mà việc áp dụng các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, khi đó bạn có thể cân nhắc tới việc sử dụng công nghệ cao để điều trị sẹo. Dưới đây là một số liệu pháp giúp xóa mờ sẹo bỏng bạn có thể tham khảo:

  • Liệu pháp laser: Phương pháp trị sẹo phỏng này sử dụng tia UV để nhắm vào các mạch máu trong các mô sẹo thừa. Điều này có thể giúp làm giảm vết sưng tấy và mờ sẹo hiệu quả. Laser được dùng nhiều trong y học hiện đại, trở thành một phương pháp điều trị da liễu tích cực, không gây đau đớn, không xâm lấn và không làm ảnh hưởng đến các vùng da khác.
  • Tiêm thuốc: Loại thuốc được sử dụng phổ biến đó là Corticosteroid. Loại thuốc này được tiêm trực tiếp vào vết sẹo, giúp kháng viêm, giảm sưng tấy cho các vết sẹo phì đại và sẹo lồi. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thêm một số loại thuốc kháng sinh để bôi ngoài da như: Nhóm kháng histamin, methotrexat, penicillamin, colchicin, hirudoid, madecassol,…
  • Phương pháp áp lạnh: Kỹ thuật này sử dụng khí ni tơ lỏng để kìm hãm sự phát triển của các vết sẹo bỏng, giúp làm mềm cấu trúc của sẹo trước khi chúng tăng sinh và trở nên khó điều trị hơn.
  • Phẫu thuật: Với những vết sẹo co rút, sẹo bỏng lâu năm, nghiêm trọng, diện tích vết thương rộng,… không thể điều trị bằng các phương pháp thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ sẹo. Tuy nhiên, phẫu thuật có tính xâm lấn cao nên không phải ai cũng có thể thực hiện được. Dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của vết thương mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên phù hợp nhất.
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể giúp ngăn ngừa tình trạng da bị co kéo sau vết bỏng. Đồng thời, việc vận động sớm sau khi vết bỏng vừa lành có thể góp phần giúp ngăn ngừa hình thành sẹo co rút.
Công nghệ Laser giúp xóa mờ cả những vết sẹo phỏng nghiêm trọng nhất
Công nghệ Laser giúp xóa mờ cả những vết sẹo phỏng nghiêm trọng nhất

Những thực phẩm người bị sẹo phỏng nên và không nên sử dụng

Điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ những vết sẹo bỏng xấu xí trên da. Dưới đây là danh sách những thực phẩm bạn nên và không nên sử dụng trong thời gian điều trị sẹo phỏng.

Những thực phẩm giúp thúc đẩy quá trình liền sẹo

Một số loại thực phẩm bạn nên sử dụng bao gồm:

  • Thực phẩm giàu protein: Khi bị bỏng bạn cần ăn nhiều các thức ăn chứa protein để vết bỏng nhanh lành, sửa chữa các tế bào bị hư hỏng và không để lại sẹo. Một số loại thực phẩm giàu vitamin bao gồm: Đậu khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phụ, bơ đậu phộng, sữa và phô mai.
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Nhóm thực phẩm này giúp tái tạo da, giảm sưng viêm và nhanh làm lành vết bỏng. Do đó, trong quá trình chữa lành các vết thương, cơ thể cần phải bổ sung các thực phẩm giàu Omega-3 như: Cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, hạt lanh, đậu nành,…
  • Uống nhiều nước: Theo TS BS Nguyễn Thị Kim Thanh thuộc Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết: “Người bị bỏng cần uống ít nhất 2,5 – 3 lít nước/ngày. Nếu thiếu nước, vùng da bị bỏng sẽ dễ bị khô lại, mất nhiều thời gian chữa lành vết thương hơn”. Do đó hãy uống thật nhiều nước mỗi ngày, có thể dùng nước lọc hoặc nước trái cây đều được.
  • Thực phẩm giàu Carbohydrate: Carbohydrate có tác dụng duy trì hoạt động sống của cơ thể, đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe. Do đó, việc bạn tích cực bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate sẽ giúp cung cấp dưỡng chất để các vết thương phục hồi được nhanh hơn. Một số thực phẩm bạn nên sử dụng đó là: Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, mì ống, gạo, rau bina, bông cải xanh, chuối,…
  • Thực phẩm giàu vitamin: Các loại vitamin A, C, E có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, hạn chế hình thành sẹo bỏng. Các loại thực phẩm giàu vitamin mà bạn cần bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của mình bao gồm: Cà rốt, đu đủ, cà chua, ớt chuông, khoai lang, cam, quýt, rau bina…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và tái tạo tế bào da mới. Do đó, để giúp các vết sẹo bỏng nhanh hồi phục, bạn cần bổ sung thêm những món ăn giàu kẽm như: Sò, bí đỏ, hạt bí đỏ, rau bina, cây họ đậu, các loại hạt khô, thịt lợn, nấm, bơ,…
Nhóm thực phẩm giàu kẽm giúp bạn nhanh phục hồi các vết thương
Nhóm thực phẩm giàu kẽm giúp bạn nhanh phục hồi các vết thương

Bị sẹo bỏng kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Người bệnh đồng thời cũng cần tránh xa các loại thực phẩm sau:

  • Trứng: Trứng có khả năng làm chậm quá trình phục hồi vết phỏng. Đặc biệt khi vết thương lên da non, loại thực phẩm này còn có thể hình thành các vết sẹo trắng không đều màu. Vì vậy, dù bị bỏng vì bất cứ nguyên nhân gì, bạn cũng không nên sử dụng trứng trong thời gian điều trị.
  • Đồ nếp và thịt gà: Người bị sẹo bỏng không nên ăn đồ nếp và thịt gà vì sẽ làm vết thương bị ngứa, dễ mưng mủ và sưng tấy, cản trở quá trình tự làm lành của da, dễ hình thành sẹo xấu.
  • Thịt bò: Thịt bò làm tăng sinh sắc tố melanin, khiến vết thương bị sậm màu, dễ để lại sẹo thâm vĩnh viễn trên da. Do đó, thịt bò là loại thực phẩm bạn không nên sử dụng trong thời gian da bị bỏng hoặc đang điều trị các vấn đề liên quan đến da liễu.
  • Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh bao gồm xúc xích, thịt xông khói, thịt xiên nướng, mì tôm, bim bim,… là những thực phẩm rất dễ gây hao hụt vitamin C, E và các khoáng chất. Nếu ăn món ăn này có thể khiến vết thương lâu lành, dễ để lại sẹo.
  • Rau muống: Rau muống là thực phẩm cần lưu ý nhất trong bữa ăn cho người bị bỏng. Bởi loại rau này có khả năng kích thích tăng sinh quá mức các sợi collagen ở vùng da non khiến chúng xuất hiện nhiều lớp mô xơ cứng gây sẹo lồi, sẹo lõm.
  • Hải sản: Trong hải sản thường chứa các chất gây dị ứng, do đó có thể làm vết bỏng bị sưng đỏ, ngứa, đau rát và gây cảm giác khó chịu. Mặt khác hải sản có khả năng tương tác với vitamin C gây ngộ độc cấp tính. Do vậy, bạn hãy tuyệt đối tránh sử dụng nhóm thực phẩm này cho đến khi vết thương lành hẳn.
  • Đồ ngọt chứa nhiều đường: Người bị sẹo bỏng không nên ăn đồ ngọt bao gồm các loại bánh kẹo, mứt, hoa quả sấy,… Bởi đường làm chậm quá trình tự chữa lành của mô và thúc đẩy sự sưng viêm. Vì vậy trong khẩu ăn của người bị bỏng cần hạn chế nhóm thực phẩm này.
  • Chất kích thích: Người bị bỏng nên ngưng sử dụng rượu bia, cà phê. Bởi chúng không chỉ gây hao hụt vitamin, khoáng chất mà còn dẫn đến rối loạn nước và điện giải, làm ảnh hưởng đến quá trình liền da và chữa lành vết thương của cơ thể.
Các loại thực phẩm nhiều đường không tốt cho quá trình phục hồi tế bào da bị tổn thương
Các loại thực phẩm nhiều đường không tốt cho quá trình phục hồi tế bào da bị tổn thương

Những địa chỉ chữa sẹo bỏng tốt nhất

Việc tìm kiếm một địa chỉ chữa trị các vết sẹo bỏng uy tín rất quan trọng. Bởi những vết thương này thường có diện tích lớn, da bị tổn thương ở mức nghiêm trọng và dễ để lại di chứng suốt đời nếu không có biện pháp khắc phục hợp lý.

Dưới đây là một vài gợi ý địa chỉ xóa sẹo bỏng bạn có thể tham khảo:

  • Viện bỏng Quốc gia

Viện bỏng Quốc gia là nơi sở hữu đội ngũ y bác sĩ bao gồm các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ giỏi, giàu chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo một cách bài bản. Kết hợp cùng với trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn. Hàng năm, Viện bỏng Quốc gia đều tiếp nhận hàng nghìn ca bệnh với tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%. Địa chỉ: Số 263 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 024 3688 4571.

  • Bệnh viện Nhân dân 115

Giờ đây những vết sẹo xấu trên da sẽ không còn là vấn đề nghiêm trọng đối với bạn nữa. Bởi Khoa Y học Thể thao của bệnh viện Nhân dân 115 có sở hữu các dịch vụ thẩm mỹ trị sẹo bỏng, cắt sẹo di chứng bỏng và phẫu thuật tạo hình tiên tiến hiện đại bậc nhất, giúp xóa mờ sẹo và mang đến cho bạn làn da sáng mịn đều màu. Địa chỉ: số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3865 4249.

  • Bệnh viện TW Quân đội 108

Bệnh viện TW Quân đội 108 là đơn vị tiên phong trong việc sở hữu kỹ thuật hiện đại trong điều trị thẩm mỹ. Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, bệnh viện đã điều trị thành công cho hàng chục ngàn ca bệnh. Các công nghệ hiện đại của bệnh viện như hệ thống máy laser, sóng siêu âm, giúp người bệnh giải quyết được các rắc rối liên quan đến sẹo, mụn. Địa chỉ: Số 1B Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 096 775 16 16.

  • Viện da liễu Hà Nội Sài Gòn

Viện da liễu Hà Nội – Sài Gòn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe toàn diện, có sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Tại đơn vị được trang bị nhiều máy móc hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, giúp bạn giải quyết các vấn đề về sẹo bỏng, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm nhanh chóng, hiệu quả,… Địa chỉ: số 123 Hoàng Ngân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0983 058 939.

Viện da liễu Hà Nội Sài Gòn giúp bạn giải quyết các vấn đề về sẹo
Viện da liễu Hà Nội Sài Gòn giúp bạn giải quyết các vấn đề về sẹo
  • Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Khoa Bỏng của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là địa chỉ chuyên thăm khám và điều trị cho tất cả các bệnh nhân bị sẹo bỏng từ cấp độ nhẹ đến nghiêm trọng. Tại đây có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại giúp bạn điều trị thành công sẹo bỏng trong thời gian ngắn nhất. Địa chỉ: Số 12 Chu Văn An, quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 02438233075.

Lưu ý trong quá trình điều trị sẹo phỏng

Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình trị sẹo phỏng giúp bạn đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Khi bị bỏng, bạn không sử dụng nước oxy già lên vùng da đang lên da non. Bởi sản phẩm này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mô và tế bào, khiến vết thương khó lành và để lại sẹo.
  • Không nên tự ý sát trùng vết bỏng bằng các loại thuốc đỏ, bởi chúng chứa nhiều thủy ngân có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khi bị bỏng, da thường sẽ xuất hiện các bóng nước. Bạn không nên chọc vỡ các bọc nước này bởi có thể khiến da dễ bị nhiễm trùng.
  • Không dùng nghệ cho vết thương hở, bạn chỉ nên bôi nghệ khi vết bỏng đang lên da non. Bởi nghệ chỉ có tác động trên bề mặt da chứ không thể tác động sâu vào cấu trúc da nên không thể loại bỏ được sẹo.
  • Không được tự ý bóc vảy các vết bỏng ngay khi vết thương mới khô miệng. Điều này chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị sẹo bỏng, sẹo thâm khó điều trị.
  • Tuyệt đối không được tự ý bôi bất cứ sản phẩm nào lên da khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về sẹo bỏng cũng như các hướng xử lý hiệu quả nhất. So với các loại sẹo khác, sẹo bỏng được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc da và yếu tố thẩm mỹ. Do đó, bạn hãy lựa chọn một địa chỉ uy tín và tiến hành chữa trị càng sớm càng tốt, tránh để vết thương trở nên “chai lì” khó điều trị.

Không nên bỏ lỡ:

5/5 - (14 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua