Sẹo rỗ là gì? Nguyên nhân hình thành sẹo và cách điều trị an toàn, hiệu quả nhất

Sẹo rỗ là một loại sẹo thường xuất hiện trên mặt với số lượng nhiều khiến làn da của bạn xù xì và kém sắc. Vậy nguyên nhân hình thành các vết sẹo rỗ là gì? Làm thế nào để loại bỏ hoàn toàn những vết sẹo này mà không làm ảnh hưởng tới vùng da khác. Bài viết dưới đây sẽ review cho những phương pháp trị sẹo rỗ mới hình thành và sẹo rỗ lâu năm một cách chi tiết nhất.

Sẹo rỗ là gì?

Sẹo rỗ hay còn gọi là sẹo lõm, loại sẹo được hình thành từ những tổn thương nghiêm trọng trên da, xuất hiện do các yếu tố như mụn trứng cá, thủy đậu, dị ứng mỹ phẩm, tai nạn,… Tại vị trí của vết thương, các tế bào sợi như collagen, elastin của da sẽ bị đứt gãy hoặc thoái hóa dẫn đến cấu trúc da bị thay đổi. Những mô bị đứt gãy và thoái hóa không được phục hồi hoặc thay thế dẫn đến hình thành vết lõm ở vùng da bị tổn thương mà chúng ta thường gọi là sẹo rỗ.

Sẹo rỗ là vấn đề gây ám ảnh đối với nhiều người
Sẹo rỗ là vấn đề gây ám ảnh đối với nhiều người

Sẹo có thể được hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường xuất hiện ở vùng mặt. Việc sở hữu làn da mặt bị sẹo rỗ khiến người bệnh cảm thấy rất tự ti. Loại sẹo này một khi đã hình thành trên da mặt thì rất khó để làm lành nếu không có phương pháp điều trị đúng cách. Mật độ sẹo có thể dày lên nếu bạn không biết cách chăm sóc da hoặc tiếp tục chịu nhiều tổn thương do những tác nhân.

Điều trị sẹo rỗ triệt để là một vấn đề khó khăn, cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài cùng với phương pháp phù hợp thì mới đem lại được kết quả cao nhất.

Phân loại sẹo rỗ cụ thể

Sẹo rỗ được phân chia thành nhiều loại theo hình dáng và theo mức độ, cụ thể như sau:

Phân loại sẹo theo hình dáng

Sẹo rỗ cũng có nhiều loại khác nhau, dựa vào hình dáng người ta chia sẹo thành 3 dạng như sau: Sẹo ice pick, sẹo Boxcar và sẹo Rolling. Đặc điểm của từng loại sẹo cụ thể như sau:

Sẹo hình chân đá nhọn (Ice Pick Scar)

Loại sẹo này có dạng lỗ sâu, hẹp, giống như có vật nhọn đâm mạnh vào da. Sẹo thường có đường kính không quá 2mm và sâu 0.5mm, nhìn giống như tình trạng lỗ chân lông to. Sẹo thường được hình thành do những tổn thương sâu của hệ thống collagen ở vùng trung bì, do mụn bọc nang hoặc mụn bọc gây viêm nhiễm, khiến lỗ chân lông bị phá hủy.

Sẹo hình chân vuông (Boxcar Scar)

Boxcar Scar là loại sẹo hố lõm, có chân vuông, đáy sẹo tương đối bằng và nông, có góc cạnh thẳng đứng với đường kính từ 2 – 4mm, sâu khoảng 1.5mm. Sẹo thường được hình thành do quá trình trình thiếu hụt collagen liên kết da khi tổn thương do bệnh thủy đậu hoặc do các tác nhân bên ngoài khác.

Sẹo hình lượn sóng (Rolling Scar)

Đặc điểm nhận dạng của loại sẹo này đó là lõm xuống theo dạng hố tròn và tương đối sâu. Loại sẹo này có hình dạng giống như những vết lượn sóng. Nguyên nhân hình thành sẹo là do các tế bào tại vị trí mụn viêm bị hoại tử, không có tế bào mới thay thế dẫn đến da lõm xuống và tạo thành sẹo.

Có 3 loại sẹo phổ biến nhất hiện nay
Có 3 loại sẹo phổ biến nhất hiện nay

Phân loại sẹo theo mức độ

Dựa vào mức độ tổn thương trên bề mặt da, người da cũng sẽ chia sẹo thành 3 mức độ:

  • Sẹo rỗ nhẹ: Những vết sẹo này chỉ có thể nhìn thấy rõ khi ở gần. Khi bị sẹo ở mức độ nhẹ bạn cũng chỉ cần trang điểm hoặc dùng kem che khuyết điểm là có thể che lấp đi vị trí của vết sẹo.
  • Sẹo rỗ trung bình: Các vết lõm trên bề mặt da có thể nhìn thấy rõ, đặc biệt sẹo sẽ tập trung nhiều ở 2 bên má. Lúc này kể cả mỹ phẩm hay kem che khuyết điểm cũng rất khó che mờ đi những vết sẹo này.
  • Sẹo rỗ nghiêm trọng: Các vết sẹo lõm sâu xuống bề mặt da, làm thay đổi cấu trúc lớp biểu bì khiến da mặt sần sùi thô ráp. Sẹo rỗ thường xuất hiện nhiều ở hai bên má, vùng thái dương và trán.

Nguyên nhân hình thành sẹo

Sẹo rỗ được hình thành do lớp hạ bì của da bị tổn thương sâu, phá vỡ cấu trúc của da khiến chuỗi collagen bị đứt gãy tạo thành những lỗ sâu trên bề mặt da. Cụ thể sẹo rỗ được hình thành do một số nguyên nhân sau:

  • Sẹo rỗ do mụn viêm, mụn trứng cá: Một số loại mụn trứng cá viêm, mụn bọc sau khi được điều trị sẽ để lại những vết sẹo lõm trên bề mặt da. Nếu lúc đó bạn không có biện pháp xử lý kịp thời, các nốt mụn này sẽ hình thành lên những vết lõm với các mức độ khác nhau.
  • Sẹo rỗ do mụn đầu đen: Sẹo rỗ do mụn đầu đen có diện tích nhỏ hơn các vết sẹo rỗ do mụn bọc, mụn viêm, tuy nhiên nó lại ăn sâu vào da với mật độ lớn gây mất thẩm mỹ.
  • Sẹo do thủy đậu: Sẹo rỗ do thủy đậu thường có kích thước khá lớn và sâu, bề rộng của vết sẹo sẽ từ 3 – 8 mm và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Các vết sẹo này thường rất “cứng đầu”, khó có thể chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường.

Các cách điều trị sẹo rỗ hiệu quả nhất

Sẹo rỗ là một dạng tổn thương khó lành trên da, theo thời gian các chân sẹo này sẽ ăn sâu xuống lớp biểu bì, dần chai cứng và trở thành sẹo rỗ lâu năm, khiến cho việc điều trị sẹo ngày càng trở nên khó khăn.

Sẹo lõm lâu năm rất khó điều trị khỏi trong thời gian ngắn bởi lúc này cấu trúc chân sẹo đã ổn định, chai cứng, ăn sâu vào lớp biểu bì. Càng lớn tuổi thì sẹo càng khó điều trị. Do đó ngay khi da xuất hiện sẹo bạn cần phải áp dụng chữa trị đúng phương pháp. Còn đối với loại sẹo lâu năm thì cần kiên trì điều trị theo quy trình mà bác sĩ da liễu đưa ra.

Có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị sẹo
Có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị sẹo

Dưới đây là một số phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả và phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo:

Phương pháp xóa sẹo rỗ bằng laser

Liệu pháp laser đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị sẹo rỗ. Phương pháp điều trị này bao gồm 2 loại laser bóc tách và laser không bóc tách. Gần đây, việc tái tạo bề mặt da bằng laser fractional đã được ứng dụng một cách rộng rãi trong điều trị sẹo lỗ. Chúng tác động lên vùng da thông qua những cột laser siêu nhỏ, giúp mang đến hiệu quả điều trị tương tự như laser không phân đoạn nhưng rút ngắn được thời gian nghỉ dưỡng và không gây ra biến chứng sau điều trị. Cụ thể:

  • Laser bóc tách: Hai loại laser bóc tách được sử dụng phổ biến trong điều trị sẹo lõm đó là laser CO2 với bước sóng 10600nm và laser Er:YAG với 2940nm. Laser bóc tách nhắm vào các phân tử nước, tạo ra nhiệt và loại bỏ lớp thượng bì, bì nhú và cả bì lưới, từ đó giúp tăng sinh collagen và tái tạo mô, làm đầy các vết sẹo lõm. So với laser CO2 thì laser Er:YAG có ưu điểm là không mất nhiều thời gian phục hồi sau điều trị và ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên nhược điểm nó là dễ gây chảy máu và khả năng tái tạo bề mặt da kém hơn laser CO2.
  • Laser không bóc tách: Đây là phương pháp điều trị sẹo không xâm lấn. Các loại laser thường được sử dụng bao gồm Nd:YAG 1064nm, Nd:YAG 1320nm, laser xung màu 585-595nm. Laser không bóc tách có tác dụng kích thích tăng sinh collagen và tái tạo da, giúp cải thiện sẹo rỗ nhưng chỉ có tác dụng với những sẹo đáy tròn và sẹo đáy vuông nông, ít hiệu quả đối với các loại sẹo đáy nhọn. Điều trị sẹo rỗ bằng laser không bóc tách có thời gian phục hồi nhanh hơn và ít tác dụng phụ hơn so với laser bóc tách. Tuy nhiên, cần điều trị nhiều lần và mức độ cải thiện sẹo cũng thấp hơn.

Điều trị sẹo rỗ bằng Fractional Radiofrequency

Fractional Radiofrequency là một phương pháp được áp dụng cho tất cả các loại sẹo rỗ. Loại laser này sử dụng năng lượng cao truyền vào da khiến nước trong da nóng lên, kích thích phản ứng làm lành vết thương. Phương pháp này giúp tăng sinh sợi collagen, tái tạo da và làm đầy các vết sẹo. Fractional Radiofrequency mặc dù không mang lại hiệu quả cao như laser CO2 fractional nhưng lại không gây ra tác dụng phụ.

Lấp đầy sẹo bằng hóa chất CROSS

Phương pháp CROSS là một kỹ thuật điều trị sẹo rỗ bằng cách chấm trichloroacetic acid ở nồng độ cao lên vết sẹo. Từ đó kích hoạt sự tăng sinh các thành phần của da như collagen, elastin và các chất nền. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho cả các vết sẹo sâu như sẹo đáy nhọn, sẹo đáy vuông.

Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp mài da Dermabrasion

Phương pháp mài da được áp dụng để loại bỏ các lớp biểu bì trên bề mặt da bằng tác động vật lý, từ đó giúp vết thương nhanh lành, đem đến cho bạn làn da mới thẩm mỹ hơn. Mài da có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các loại sẹo nông. Phương pháp này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như ban đỏ, da nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi sắc tố da, giảm sắc tố và hình thành các vết sẹo phì đại vĩnh viễn.

Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp mài da Dermabrasion
Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp mài da Dermabrasion

Bóc tách đáy sẹo Subcision

Subcision sử dụng đầu kim để cắt đứt các dải xơ bám chặt vào đáy sẹo. Tạo điều kiện cho quá trình tái tạo da diễn ra nhanh chóng, thúc đẩy đáy sẹo đầy lên. Phương pháp này thường được áp dụng đối với những loại sẹo đáy tròn, ít hiệu quả hơn đối với sẹo đáy vuông và sẹo đáy nhọn.

Điều trị sẹo rỗ bằng công nghệ Punch Excision

Punch Excision thường được chỉ định trong điều trị sẹo đáy nhọn và sẹo đáy vuông sâu. Phương pháp này sử dụng một thiết bị đục lỗ để loại bỏ mô sẹo, sau đó đóng lại bằng chỉ khâu. Các vết sẹo điều trị thường cách nhau khoảng 4 – 5 mm để ngăn ngừa lực kéo da quá mức, tránh những tác động xấu về mặt thẩm mỹ. Cơ chế điều trị của phương pháp này đó là gây ra những vết sẹo mới nhỏ hơn, mờ hơn những vết sẹo sâu ban đầu.

Phương pháp Punch Elevation

Punch Elevation là một lựa chọn hiệu quả cho các loại sẹo đáy vuông nông và sâu. Kỹ thuật này sử dụng một công cụ sinh thiết đục lỗ xuống lớp mỡ bên dưới da, mô được nâng cao hơn so với bề mặt da xung quanh và được cố định bằng chỉ khâu. Trong quá trình làm lành vết thương, các mô sẽ nhanh chóng phát triển tế bào mới để cải thiện sẹo. Nghiên cứu cho thấy, Punch Elevation kết hợp với laser fractional CO2 cho kết quả điều trị sẹo mụn nhanh và tốt hơn.

Sử dụng chất làm đầy da Dermal filler

Phương pháp này sẽ sử dụng một chất có tên Hyaluronic acid được tiêm trực tiếp vào da để cải thiện sẹo rỗ. HA đã được chứng minh tạo ra phản ứng ở chất nền ngoại bào, kích thích tăng sinh hàm lượng collagen. Ngoài ra, người ta còn sử dụng các chất làm đầy sẹo rỗ khác như: Mỡ tự thân, poly-L lactic acid (PLLA), calcium hydroxylapatite (CaHA). Hình thức này thường được áp dụng cho loại sẹo đáy tròn, thời gian duy trì hiệu quả tương đối cao.

Trị sẹo bằng công nghệ lăn kim Microneedling

Lăn kim là một lựa chọn điều trị sẹo rỗ phổ biến và ít tốn kém nhất. Phương pháp này sử dụng dụng cụ có đầu lăn với nhiều đầu kim nhỏ để lăn trên da nhằm mục đích tạo ra những tổn thương giả ở lớp biểu bì. Từ đó kích thích da sản sinh collagen và elastine giúp cải thiện tình trạng sẹo.

Cách dùng huyết tương giàu tiểu cầu PRP

PRP là một phương pháp điều trị sẹo rỗ từ chính máu tĩnh mạch của người bệnh. Sau khi máu được lấy từ bệnh nhân sẽ trải qua quá trình ly tâm và chiết tách nhằm thu được phần huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao. Sau khi được cấy vào dùng da bị sẹo sẽ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hiệu quả.

Đọc thêm:

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP vào da để lấp đầy vết sẹo
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP vào da để lấp đầy vết sẹo

Tóm lại, sẹo rỗ là một loại sẹo phức tạp và thường ở mỗi người bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau. Vì thế việc lựa chọn được đúng phương pháp điều trị phải dựa trên tình trạng sẹo, mức độ và hình thái của sẹo. Các mục tiêu của bác sĩ và kỳ vọng của bệnh nhân về thời gian điều trị, số lần điều trị, thời gian hồi phục và kết quả,… cần được thảo luận rõ ràng để mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân.

Quy trình điều trị sẹo rỗ chuẩn nhất

Mỗi phương pháp trị sẹo sẽ trải qua những quy trình khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản vẫn sẽ có một lộ trình chung cho tất cả các phương pháp, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh da mặt sạch sẽ và chuẩn bị cho liệu trình.
  • Bước 2: Kỹ thuật viên tiến hành soi da qua máy chuyên dụng để phân tích tình trạng da một cách chính xác nhất.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tiếp và tư vấn cho bạn liệu trình thích hợp.
  • Bước 4: Thoa kem ủ tê lên vùng da cần điều trị trong vòng 30 – 45 phút.
  • Bước 5: Bác sĩ tiến hành thực hiện điều trị sẹo rỗ cho bạn bằng các thiết bị chuyên dụng tương ứng.
  • Bước 6: Chườm lạnh hoặc thoa kem làm mát để kết thúc liệu trình.
  • Bước 7: Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc da sau điều trị.

Chi phí điều trị hết bao nhiêu

Rất khó để xác định chi phí cụ thể của một liệu trình điều trị sẹo rỗ, do nó còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố, cụ thể như:

  • Hình thái sẹo: Như đã đề cập ở trên, sẹo rỗ có 3 hình thái đó là Rolling, Ice Pick và Boxcar. Mỗi loại sẹo lại có những cách điều trị khác nhau và giá cả cũng sẽ khác nhau.
  • Mức độ sẹo: Sẹo lõm cũng có 3 mức độ khác nhau đó là sẹo mới hình thành, sẹo mức độ trung bình và sẹo nặng. Những loại sẹo lâu năm, có chân sâu thường khó điều hơn, do đó chi phí mà bạn phải bỏ ra cũng cao hơn.
  • Liệu trình sử dụng: Để có thể điều trị sẹo một cách triệt để, người bệnh cần áp dụng theo đúng liệu trình do bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Chi phí cũng sẽ được căn cứ dựa trên số lần bạn đến điều trị.
  • Bác sĩ điều trị: Khi bạn được điều trị với một bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm thì số tiền mà bạn phải bỏ ra sẽ cao hơn so với việc điều trị với kỹ thuật viên.
  • Cơ sở vật chất: Đây là yếu tố quan trọng bởi việc điều trị sẹo rỗ cần được thực hiện tại nơi có cơ sở vật chất hiện đại, máy móc kỹ thuật tiên tiến.
Chi phí điều trị còn phụ thuộc vào làn da, bác sĩ và cơ sở vật chất của đơn vị bạn chọn
Chi phí điều trị còn phụ thuộc vào làn da, bác sĩ và cơ sở vật chất của đơn vị bạn chọn

Để có được phương pháp trị sẹo rỗ hiệu quả nhất, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền tương đối lớn. Dựa trên những yếu tố tác động trên có thể thấy được chi phí trị sẹo rỗ hiện nay được chia thành 3 mức như sau:

  • Tại các bệnh viện lớn giá khoảng 4 – 6 triệu/buổi điều trị.
  • Tại các phòng khám da liễu, bệnh viện thẩm mỹ giá khoảng 3 – 8 triệu/buổi điều trị.
  • Tại các spa nhỏ giá chưa đến 3 triệu/buổi điều trị.

Thực phẩm cho người bị sẹo rỗ

Chế độ dinh dưỡng của người bị sẹo rỗ rất quan trọng. Một số loại thức ăn nếu dùng không cẩn thận có thể khiến cho tình trạng sẹo trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn có được một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Thực phẩm nên ăn để giúp làm đầy các vết sẹo lõm

  • Vitamin C: Vitamin C rất tốt cho việc tái tạo các sợi collagen trên da, giúp điều trị sẹo lõm và giúp làn da nhanh chóng được cải thiện. Một số loại trái cây giàu vitamin C giúp làm mờ sẹo rỗ có thể kể đến như: Cam, chanh, đu đủ, xoài, dâu tây, kiwi,…
  • Nha đam: Nha đam là loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng trị mụn và trị sẹo rất tốt. Phần gel của nhan đam cũng được chiết xuất nhiều để làm mỹ phẩm trị mụn, dưỡng trắng da. Mỗi ngày bạn uống 1 ly nước nha đam nấu đường phèn kết hợp với đắp mặt nạ nha đam sẽ mang đến công dụng điều trị sẹo lõm được tốt hơn.
  • Mật ong: Mật ong có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ có tác dụng điều trị nhiều bệnh tật, mật ong còn có khả năng tái tạo làn da, giúp da sạch mụn, mờ sẹo. Mỗi ngày bạn hãy uống 1 ly trà mật ong kết hợp với đắp mặt nạ mật ong nghệ để sớm có được làn da trắng mịn không tỳ vết.
  • Cà chua: Vitamin A và các chất kích thích tái tạo da có trong cà chua chính là một sự lựa chọn hoàn hảo cho người bị sẹo lõm. Chính vì vậy bạn nên bổ sung cà chua vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình, có thể làm salad hoặc chế biến thành các món canh chua, đều mang lại hiệu quả tốt cho người gặp các vấn đề về da.
  • Rau má: Rau má có tính mát, có khả năng thanh lọc cơ thể, đồng thời có khả năng hỗ trợ tái tạo da rất tốt. Chính vì vậy việc uống nước ép rau má mỗi ngày không chỉ giúp điều trị sẹo mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, mang đến cho bạn một làn da đẹp như ý.

Trị sẹo rỗ kiêng ăn gì?

  • Hải sản: Các loại hải sản như cua, ghẹ, tôm, ốc, hến,… là những thức ăn bạn không nên ăn trong thời gian đang điều trị sẹo rỗ bởi chúng có thể làm cho phần mô da không thể tập trung và đẩy đều các sợi collagen mới thay thế các tế bào bị tổn thương. Từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lõm.
  • Thịt bò: Với đặc tính nóng, nhiều protein, thịt bò có thể khiến cho các vết thương trên da thâm xỉn, kém sắc. Đặc biệt loại thực phẩm này này dễ khiến cho các vết thương non dễ đóng mủ và xuất hiện lớp sần sùi.
  • Rau muống: Rau muống có chứa nhiều chất xơ và khoáng chất, tuy nhiên khi trên cơ thể đang xuất hiện vết thương hở, chúng có thể khiến cho các vết thương sưng viêm và chảy mủ, làm vết thương ngày càng lan rộng và hình thành sẹo khó điều trị.
  • Lòng đỏ trứng: Lòng đỏ trứng có chất tanh, là nguyên nhân khiến miệng vết thương lâu lành, dễ tăng sinh các hắc tố da melanin gây ra các vết thâm. Đồng thời cũng khiến các vết sẹo rỗ, sẹo lõm khó được chữa trị.
  • Nước mắm: Chất đạm trong nước mắm sẽ khiến da non bị ngứa và khó hình thành collagen để lấp đầy các hố sẹo rỗ.
  • Đồ nếp: Một số loại thực phẩm làm từ gạo nếp như bánh chưng, bánh rán, xôi, cơm nếp, bánh trôi,… đều có tính nóng, dễ mưng mủ. Do đó, những người bị sẹo lõm không nên sử dụng loại thực phẩm này trong thời gian trị sẹo.
Người đang trong giai đoạn trị sẹo không nên sử dụng thịt bò
Người đang trong giai đoạn trị sẹo không nên sử dụng thịt bò

Địa chỉ điều trị sẹo uy tín

Có khá nhiều địa chỉ trị sẹo rỗ ở Hà Nội nhưng 5 cơ sở dưới đây nhận được nhiều sự quan tâm nhất của người bệnh:

Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn

Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn nổi tiếng với nhiều phương pháp điều trị sẹo lõm hiệu quả. Liệu pháp trị sẹo của Viện Da liễu đó là kết hợp thảo dược Đông y và công nghệ tiên tiến hiện đại giúp mang đến công dụng loại bỏ sẹo rỗ nhanh chóng, an toàn, không xâm lấn và không gây tác dụng phụ. Chi tiết liệu trình điều trị sẽ được các bác sĩ tư vấn cho bạn sau khi đã thăm khám và soi da. Hiện tại Viện da liễu đang có hai cơ sở chính tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cụ thể đó là số 123 Hoàng Ngân, Phường Nhân Chính, Hà Nội, số điện thoại (024) 626 05 666 – 0983 058 939 và số 48B Đặng Dung, Phường Tân Định, TP. Hồ Chí Minh, số điện thoại 0287.109.838 – 0903 047 368.

Bệnh viện da liễu Hà Nội

Bệnh viện da liễu Hà Nội là một trong những đơn vị chuyên khoa về da liễu đầu ngành của khu vực phía Bắc. Chính vì vậy nơi đây được rất nhiều người lựa chọn để điều trị sẹo lõm. Bên cạnh sở hữu đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, bệnh viện còn áp dụng thành công các công nghệ điều trị sẹo rỗ như: Công nghệ lăn kim, công nghệ Laser CO2 Fractional,… giúp phục hồi và tái tạo, đem đến hiệu quả điều trị tối ưu. Hiện tại bệnh viện có 3 cơ sở tại Hà Nội bao gồm: Số 79B Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, Số 2D Nguyễn Viết Xuân và Khoa Điều trị Nội trú, huyện Quốc Oai. Bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 090 347 96 194 để đặt lịch khám và được các kỹ thuật viên hỗ trợ giải đáp thắc mắc.

Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội

Là một trong những bệnh viện tiên phong trong lĩnh vực làm đẹp bằng công nghệ hiện đại, khoa laser và săn sóc da của bệnh viện Da liễu TW Hà Nội trở thành địa chỉ trị sẹo rỗ, sẹo lõm ở Hà Nội được nhiều người lựa chọn. Tại đây hiện đang áp dụng công nghệ laser để chữa các vết sẹo rỗ, lõm. Ngoài công nghệ hiện đại, đơn vị này còn sở hữu một đội ngũ y bác sĩ được đánh giá rất cao về tính chuyên môn, kinh nghiệm cũng như thái độ làm việc chuyên nghiệp, thân thiện. Khách hàng có thể gọi điện tư vấn qua số 024 3222 2944 hoặc đến ngay địa chỉ số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội để được các bác sĩ trực tiếp thăm khám và kiểm tra.

Bệnh viện Quân y 103

Bệnh viện tọa lạc tại số 261 đường Phùng Hưng, Phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội. Khoa da liễu của bệnh viện là nơi chuyên điều trị sẹo rỗ, lẽo lồi uy tín. Nhờ sở hữu các trang thiết bị y tế hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, bệnh viện luôn là điểm đến lý tưởng cho những khách hàng có nhu cầu làm đẹp và điều trị sẹo. Tới đây, bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tư vấn, thăm khám và điều trị tốt nhất của bệnh viện. Khách hàng quan tâm hãy gọi ngay tới số 0967 811 616.

Bệnh viện Quân Y 103 cũng là nơi có khả năng điều trị sẹo uy tín bằng công nghệ cao
Bệnh viện Quân Y 103 cũng là nơi có khả năng điều trị sẹo uy tín bằng công nghệ cao

Bệnh viện trung ương quân đội 108

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ áp dụng phương pháp điều trị sẹo rỗ bằng công nghệ cao, trong đó không thể không nhắc đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Các trang thiết bị hiện đại của nơi đây sẽ giúp khách hàng khắc phục nhanh chóng các vấn đề về sẹo rỗ trên da, đồng thời không gây tổn thương sau điều trị. Bệnh viện có địa chỉ tại số 1B Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội gọi ngay tới đường dây nóng 096 775 16 16 để được đặt lịch khám với những bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng hàng đầu miền Bắc.

Lưu ý sau khi điều trị sẹo rỗ

Sẹo rỗ ở mặt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn rất khó để có thể điều trị dứt điểm. Để quá trình trị rỗ mặt diễn ra thuận lợi bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Thường xuyên sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài, kết hợp đeo khẩu trang, mũ rộng vành, kính râm và áo chống nắng để ngăn ngừa tia cực tím từ ánh nắng mặt trời làm tác động đến làn da.
  • Tránh đưa tay lên sờ vào mặt hoặc nặn mụn để không làm tổn thương da.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da không chứa dầu khoáng để làn da luôn được thông thoáng, hạn chế sự hình thành mụn trứng cá.
  • Thường xuyên tẩy da chết mỗi tuần 2 lần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn trú ngụ sâu bên trong các vết lõm, giúp da trở nên thông thoáng và thẩm thấu dưỡng chất được tốt hơn.
  • Nên làm việc và nghỉ ngơi khoa học, việc thức khuya, căng thẳng stress cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của da.
  • Bạn có thể kết hợp với việc đắp mặt nạ bằng các loại nguyên liệu tự nhiên tại nhà như: Vitamin E, mật ong, tinh bột nghệ, dầu dừa, khoai tây, nha đam,…
  • Rửa mặt, làm sạch da một cách nhẹ nhàng bằng các sản phẩm dịu nhẹ, tránh chà sát và không sử dụng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh.
  • Bạn cần kiên trì và tới tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ. Việc bỏ dở giữa chừng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị và gây tốn kém.

Bạn cũng cần ghi nhớ, không có phương pháp nào hiện nay có thể điều trị hết hoàn toàn sẹo rỗ. Việc điều trị này chỉ có tác dụng giúp cải thiện mức độ lõm của sẹo để trông đầy hơn và giúp làn da sáng mịn hơn. Ngoài ra, việc tìm kiếm một địa chỉ da liễu uy tín cũng góp phần giúp tỷ lệ điều trị thành công sẹo rỗ được tăng cao. Hy vọng các bạn sẽ sớm tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất dành cho mình.

Không nên bỏ lỡ:

4.9/5 - (15 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua