Viêm Da Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa An Toàn

Bệnh viêm da có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như khó chịu cho người bệnh. Vậy viêm da có những thể nào, làm sao để nhận biết và điều trị dứt điểm. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm được câu trả lời đúng nhất.

Viêm da là bệnh gì?

Bệnh viêm da là tên gọi chung cho các bệnh lý ngoài da với những triệu chứng như da ngứa rát, ửng đỏ, kích ứng, nổi ban đỏ,… Một số trường hợp có thể bị xuất hiện mủ, mụn nước trên da.

Bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng này có thể khiến người bệnh ngứa rát, khó chịu, chất lượng cuộc sống suy giảm và gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Bệnh viêm da là tên gọi chung cho các bệnh lý ngoài da với những triệu chứng như da ngứa rát, ửng đỏ
Bệnh viêm da là tên gọi chung cho các bệnh lý ngoài da với những triệu chứng như da ngứa rát, ửng đỏ

Phân loại bệnh

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà các chuyên gia chia thành các loại viêm da như sau:

  • Viêm da cơ địa: Đây là tình trạng xuất hiện ở những đối tượng có tiền sử hoặc người thân mắc bệnh có liên quan đến yếu tố dị ứng. Bệnh thường tiến triển thành từng đợt, xuất hiện từ khi người bệnh còn nhỏ và gây mãn tính.
  • Viêm da dị ứng: Đây cũng là bệnh lý khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Bệnh thường bắt đầu ở dạng cấp tính và tiến triển thành mãn tính nếu không chữa kịp thời. Bệnh khởi phát khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường.
  • Viêm da tiếp xúc: Đây là tình trạng nổi ban ngứa, mẩn đỏ khi tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng. Dấu hiệu của bệnh sẽ tương tự như bệnh viêm da cơ địa.
  • Viêm da tiết bã (viêm da dầu): Viêm da dầu là bệnh mãn tính và thường xảy ra ở những vùng tiết nhiều dầu nhờn như da đầu, cánh mũi, lưng, ngực,…
  • Viêm da đồng tiền: Hay còn được gọi là chàm da, là sự hình thành những vết loét hình bầu dục, hình tròn trên da.Vết chàm sẽ gây ngứa ngáy và khiến người bệnh khó chịu trong thời gian dài.
  • Viêm da thần kinh: Là bệnh lý gây ngứa dữ dội theo từng đợt và thường là mãn tính. Bệnh thường kèm theo những vết viêm dạng mảng liken cứng, cộm.
  • Viêm da ứ máu: Bệnh xảy ra khi tĩnh mạch suy yếu khiến khả năng lưu thông của máu kém, áp lực lên mao mạch tăng khiến dịch bị rò rỉ và gây tổn thương cho da.

Có thể thấy có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh viêm da. Các triệu chứng thường khá giống nhau và khó nhận biết nên người bệnh cần đến những cơ sở uy tín để được chẩn đoán đúng bệnh và chữa đúng cách.

Nhận biết các triệu chứng viêm da

Để nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, người bệnh có thể để ý đến những triệu chứng viêm da điển hình sau đây:

Triệu chứng viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc sẽ có những biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Người bệnh cần chú ý khi gặp phải những triệu chứng sau đây:

  • Vùng da đầu: Da tróc vảy, có gàu và bụi li ti, ngứa ngáy khó chịu.
  • Da mặt: Ngứa kèm những mẩn đỏ ở vùng trán, vùng chữ T. Một số trường hợp có thể bị mụn mủ.
  • Da gần mắt: Sưng và phù nề ở mắt, có thể bị viêm kết mạc và ảnh hưởng đến thị lực.
  • Vùng da gần miệng: Người bệnh bị bong tróc da môi, nứt nẻ thậm chí chảy máu, ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ xung quanh.
  • Vùng dái tai: Da khô hơn, dễ bong tróc và kèm theo dịch tiết ở mụn nước.
  • Da bàn tay, bàn chân: Tróc da và nổi nhiều mụn nước li ti kèm dịch.
Viêm da tiếp xúc gây tróc vảy ở da đầu
Viêm da tiếp xúc gây tróc vảy ở da đầu

Dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa

Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh sẽ thấy có nhiều biểu hiện khác nhau, triệu chứng cũng thay đổi theo từng giai đoạn và độ tuổi.

  • Da khô, nứt nẻ.
  • Da nhạy cảm, sần sùi.
  • Sưng ở da kèm mủ.
  • Da dày lên và bong vảy.
  • Ngứa ngáy khó chịu, cơn ngứa đặc biệt xảy ra nhiều vào ban đêm.

Triệu chứng viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với những triệu chứng như sau:

  • Da khô cứng.
  • Tình trạng ngứa ngáy xảy ra liên tục, dữ dội, nhất là ban đêm.
  • Các vùng da bị ngứa có màu đỏ, xám, nâu.
  • Nhiều vết sưng và có thể kèm theo dịch.
  • Da nhạy cảm hơn bình thường, xảy ra nhiều ở bàn tay, bàn chân, ngực, cổ,…

Dấu hiệu viêm da tiết bã

Người bệnh bị viêm da tiết bã sẽ có những triệu chứng bệnh như:

  • Da dễ tổn thương.
  • Xuất hiện vảy trên da kèm bong tróc.
  • Vảy da dày.
  • Da nhờn, tiết nhiều dầu.
  • Ngứa da kèm ửng đỏ, chảy máu.
  • Rụng tóc.

Nguyên nhân gây bệnh

Với mỗi thể bệnh viêm da sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Nhưng nhìn chung, nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là:

Da khô

Làn da khô ráp, không đủ độ ẩm sẽ rất dễ bị bong tróc và mất đi khả năng kháng khuẩn của các tế bào da. Mặt khác, da khô cũng dễ bị mụn mủ, mụn trứng cá cũng như nhiều vấn đề khác về da. Đặc biệt khi gặp những tình trạng này da khô sẽ rất khó lành, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Da khô cũng rất nhạy cảm nên khi tiếp xúc cùng các tác nhân gây bệnh như hóa chất, bụi bẩn,… sẽ dễ gây dị ứng, viêm nhiễm và khiến chức năng da bị suy giảm.

Làn da khô ráp, không đủ độ ẩm sẽ rất dễ bị bong tróc và mất đi khả năng kháng khuẩn của các tế bào da
Làn da khô ráp, không đủ độ ẩm sẽ rất dễ bị bong tróc và mất đi khả năng kháng khuẩn của các tế bào da

Môi trường sống bị ô nhiễm

Bụi bẩn trong không khí tồn tại với kích thước khá nhỏ và có thể len lỏi và sâu lớp biểu bì da, khiến chức năng kháng viêm của da bị suy giảm và gây ra nhiều bệnh lý về da như viêm da, mụn, nám,…

Ngoài ra, người sử dụng nguồn nước không đảm bảo cũng sẽ khiến làn da nhạy cảm gặp nhiều vấn đề cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến da.

Dị ứng thực phẩm

Có một số người bị dị ứng với thực phẩm như tôm, cua, các loại hải sản,… Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với một số thành phần tự nhiên trong sản phẩm đó.

Khi dung nạp thực phẩm vào trong cơ thể, phản ứng với kháng thể khiến tế bào hồng cầu bị phá vỡ và khiến một số chất tràn ra bên ngoài, gây bệnh viêm da.

Dị ứng hóa mỹ phẩm

Các loại hóa mỹ phẩm như xà phòng, dầu gội hay sữa tắm có thể gây bệnh viêm da. Đặc biệt những ai dùng nước hoa sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nguyên nhân là do da nhạy cảm, sản phẩm kém chất lượng, dùng không đúng cách sẽ khiến làn da bị tổn thương. Tình trạng dị ứng nặng có thể khiến da bị tổn thương và có nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến da.

Dị ứng hóa mỹ phẩm cũng có thể gây bệnh
Dị ứng hóa mỹ phẩm cũng có thể gây bệnh

Dị ứng với kim loại

Niken là kim loại có tỷ lệ gây dị ứng cao nhất. Khi bị dị ứng kim loại da sẽ ửng đỏ và nổi ban ngứa, khó chịu. Khi bệnh nhân gãi nhiều sẽ gây trầy xước da và khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.

Lạm dụng kem bôi Corticosteroid

Đây là kem bôi dùng để giảm những triệu chứng sưng, ngứa, đỏ da, dị ứng da. Thuốc dùng theo đơn của bác sĩ, nhưng nếu lạm dụng quá nhiều, người bệnh sẽ thấy bệnh viêm da trầm trọng hơn do gặp phải những tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ có thể kể đến như: Mòn da, sạm da, rạn da, da bầm tím, nhiễm trùng da,…

Yếu tố di truyền

Những người có người thân từng bị bệnh về da sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Tỷ lệ di truyền ở mỗi đối tượng là khác nhau, liên quan đến bố hoặc mẹ hoặc cả hai.

Một số bệnh nhân viêm da cơ địa gặp tình trạng di truyền chéo. Tuy bố mẹ không mắc bệnh nhưng người thân bị bệnh thì con sinh ra sẽ có nguy cơ gặp phải.

Rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết trong cơ thể không chỉ gây mụn mà còn có thể gây viêm da. Một số trường hợp chỉ bị viêm da nhẹ với triệu chứng ngứa ngáy. Tuy nhiên nếu da nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu thì vi khuẩn có thể tấn công và gây phát ban, lở loét, viêm nhiễm.

Bệnh viêm da có lây không và có chữa được không?

Theo các chuyên gia, bệnh viêm da không có tính chất lây nhiễm giữa người với người, ngoại trừ yếu tố di truyền. Nhưng triệu chứng bệnh có lây lan từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể. Điều này khiến việc điều trị khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian và khiến người bệnh stress, mệt mỏi.

Bệnh có thể tiến triển qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thẩm mỹ nên nhiều người bệnh thường cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Lâu ngày tình trạng có thể gây tự kỷ, trầm cảm. Người bệnh nên phát hiện và tiến hành điều trị bệnh sớm. Thông thường, liệu trình chữa bệnh sẽ khoảng 1 – 2 tháng hoặc lâu hơn tùy cơ địa mỗi người.

Bệnh không lây nhiễm và có thể chữa trị được
Bệnh không lây nhiễm và có thể chữa trị được

Cách chữa viêm da hiệu quả và an toàn

Để chẩn đoán bệnh viêm da, bác sĩ sẽ quan sát qua những triệu chứng và thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Sinh thiết da.
  • Kiểm tra dị ứng da.
  • Soi tươi KOH.
  • Kiểm tra Patch test.

Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp trị viêm da phù hợp nhất. Một số biện pháp điển hình có thể kể đến như:

Dùng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian dùng những cây thuốc có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn để chữa viêm da. Những loại dược liệu này dễ tìm, an toàn và chi phí rẻ, người bệnh có thể áp dụng hàng ngày mà không lo tác dụng phụ.

  • Lá trầu không: Trong là trầu không có chứa Superoxide effutase và catalase giúp thúc đẩy sản sinh collagen, làm lành những tổn thương trên da và giúp da khỏe mạnh. Người bệnh có thể dùng lá trầu không đun sôi cùng muối hạt và để tắm để đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh, giảm viêm nhiễm trên da.
  • Lá chè xanh: Là chè xanh có chứa hoạt chất chống oxy hóa ECG, EGCG giúp kháng khuẩn, làm dịu da khá hiệu quả. Người bị ngứa da do dị ứng, viêm da, kích ứng da có thể đun nước chè tươi dùng để rửa vết thương để làm giảm triệu chứng bệnh. Đây là cách trị viêm da tại nhà được nhiều người áp dụng.
  • Nha đam: Nha đam giúp làm dịu da, phục hồi những tổn thương trên da do dị ứng, viêm da,… Người bệnh dùng nha đam thoa lên vùng da bị tổn thương và giảm viêm nhiễm.
Nha đam giúp làm dịu da, phục hồi những tổn thương trên da do dị ứng, viêm da
Nha đam giúp làm dịu da, phục hồi những tổn thương trên da do dị ứng, viêm da
  • Tỏi: Tỏi được biết là dược liệu giàu hoạt chất kháng viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng nhiều bệnh tật. Người bệnh có thể ăn tỏi sống, thêm tỏi vào các món ăn hoặc dùng ngâm rượu.
  • Lá khế: Lá khế được dùng nhiều trong chữa bệnh viêm da nhờ thành phần kháng khuẩn khá hiệu quả. Bạn có thể dùng lá khế vò nát và đun cùng nước trắng, muối để tắm mỗi ngày.

Cách trị viêm da với thuốc Tây y

Để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm ngứa, nhanh chóng làm lành vết thương và làm khô vết thương hở như:

  • Thuốc kháng khuẩn, làm dịu bề mặt da: Gồm thuốc Chlorhexidine và Hexamidine giúp tạo lớp màng bảo vệ da, hạn chế nhiễm khuẩn và phục hồi những vết thương trên da.
  • Thuốc bôi viêm da chứa corticoid: Gồm Hydrocortisone,Triamcinolone, Fluocinolon acetonid, Fluocinolone, Betamethasone, Betamethasone valerate,… giúp cải thiện tình trạng ngứa da, chống dị ứng.
  • Thuốc uống corticoid: Thường gặp nhất là Prednisolon, Dexamethason, Methylprednisolon,…
  • Thuốc kháng sinh: Giúp kháng viêm, giảm đỏ, ngăn tổn thương da như: Isotretinoin, Benzoyl Peroxide, Zinc Acetate,…

Các thuốc chữa viêm da có thể giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng nhưng cũng rất dễ gây ra tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách hoặc lạm dụng quá nhiều. Vậy nên khi dùng thuốc trị viêm da bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và ngừng ngay khi có dấu hiệu dị ứng, tác dụng phụ.

Thuốc Tây y có thể gây ra tác dụng phụ nên người bệnh cần lưu ý khi dùng
Thuốc Tây y có thể gây ra tác dụng phụ nên người bệnh cần lưu ý khi dùng

Cách chữa bệnh viêm da bằng Y học cổ truyền

Đông y quan niệm viêm da là hậu quả của việc thải độc can thận không tốt, tạo điều kiện cho độc tố bên ngoài tấn công, tích tụ dưới da và gây bệnh. Chính vì vậy, chữa viêm da bằng Y học cổ truyền sẽ vừa giúp triệu chứng bệnh cải thiện mà còn ổn định khí huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các bài thuốc hiện nay được áp dụng khá nhiều, tùy theo thể bệnh cũng như triệu chứng của từng người mà thầy thuốc sẽ kê đơn phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc được nhiều người áp dụng sau đây.

  • Bài thuốc số 1: Dùng thuyền thoái, phòng phong, bạch dược, thương hoạt, đường quất, kinh giới, sà diệp sài hồ, độc hoạt, ngân hoa, bồ công anh, bạch tiên bì sắc cùng 2 lít nước khoảng 60 phút. Sau đó dùng nước sắc được uống 3 lần mỗi ngày sau khi ăn để giảm ngứa da, viêm da.
  • Bài thuốc số 2 (An Bì Thang): Gồm 3 thành phần chính: Thuốc cao uống (bồ công anh, hồng hoa, đơn đỏ, kim ngân cành, ké đầu ngựa, tơ hồng anh) giúp loại bỏ căn nguyên bệnh, nâng cao hệ miễn dịch. Thuốc ngâm rửa (sài đất, hoàng liên, trầu không, xuyên tâm liên) giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp da mềm hơn, bảo vệ da khỏi tác nhân gây bệnh. Thuốc bôi (mật ong, bí đao, tang bạch bì,…) giúp tái tạo và phục hồi nhanh chóng vùng những tổn thương trên da.
Bài thuốc An Bì Thang của Viện Da liễu Hà Nội - Sài Gòn
Bài thuốc An Bì Thang của Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn
  • Bài thuốc số 3: Bài thuốc giúp chữa viêm da mãn tính kèm hiện tượng bội nhiễm, giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng và toàn diện. Dược liệu gồm: ké đầu ngựa, kim ngân dây, cam thảo, diếp trời, húng trám. Các dược liệu dùng sắc với nước vừa đủ và đun cho đến khi còn 2/3 thì tắt bếp. Thuốc dùng uống mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm triệu chứng bệnh.
  • Bài thuốc số 4: Đây là bài thuốc giúp kháng viêm, giải độc, làm mát gan trị rôm sảy khá tốt, dùng được cho trẻ nhỏ. Dược liệu gồm lan tiên, trúc căn, trúc diệp, đan sâm, lôi công thảo. Các dược liệu sắc với nước và đun cạn còn 2/3 thì dừng lại, bỏ bã, chia uống trong ngày.

Chữa viêm da ở đâu uy tín và hiệu quả nhất?

Để bệnh viêm da được điều trị an toàn, dứt điểm, người bệnh nên đến những địa chỉ uy tín để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị. Một số địa chỉ được nhiều người bệnh tin tưởng trong chữa bệnh về da hiện nay có thể kể đến như:

Bệnh viện Da liễu Trung Ương

Bệnh viện là địa chỉ chữa bệnh viêm da hàng đầu tại Hà Nội và được nhiều người dân tin tưởng. Bệnh viện có thể chữa bệnh da liễu cũng như da liễu thẩm mỹ với các bác sĩ hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm.

Bệnh viện làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần, người bệnh có thể đến khám từ 6h15 đến 16h30 ở đường Phương Mai, HN.

Viện Da liễu Hà Nội Sài Gòn

Viện Da liễu là địa chỉ áp dụng những liệu pháp của Y học cổ truyền kết hợp cùng máy móc hiện đại để giúp điều trị bệnh về da an toàn và dứt điểm. Nhiều công nghệ cao, bài thuốc được áp dụng và thực sự mang đến hiệu quả cho người bệnh, tối ưu nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ, giúp khách hàng hoàn toàn hài lòng sau khi khám chữa tại đây.

Viện Da liễu hiện có địa chỉ tại 123 Hoàng Ngân Hà Nội. Người bệnh có thể đến khám tất cả các ngày trong tuần từ 8h đến 17h30.

Bệnh viện da liễu Hà Nội

Bệnh viện khám và chữa nhiều bệnh da liễu cho cả trẻ em và người lớn. Tại đây áp dụng nhiều công nghệ hiện đại bên cạnh thuốc bôi hay thuốc uống. Với những trường hợp nặng, bệnh viện có thể can thiệp laser, sử dụng công nghệ phẫu thuật da giúp trả lại làn da mịn màng cho người bệnh.

Bệnh viện đón tiếp bệnh nhân từ thứ 2 đến thứ 6 (6h30 đến 17h30) tại 79B Nguyễn Khuyến Đống Đa, HN.

Bệnh viện Da liễu Hà Nội khám chữa nhiều bệnh về da
Bệnh viện Da liễu Hà Nội khám chữa nhiều bệnh về da

Bệnh viện Da liễu HCM

Tại khu vực phía Nam, người bệnh có thể lựa chọn bệnh viện Da liễu HCM để chữa viêm da. Là bệnh viện hàng đầu, các bác sĩ đề có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm, chữa trị cho nhiều bệnh nhân với nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Rất nhiều người bệnh đã để lại bình luận tích cực sau khi điều trị tại đây.

Người bệnh có thể đến khám từ 7h đến 16h, riêng chủ nhật là 7h30 đến 15h tại số 2 Nguyễn Thông.

Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh

Để đảm bảo bệnh viêm da không nặng thêm, không bị tái phát, quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh cũng đừng quên chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.

Thực phẩm nên ăn:

  • Bổ sung thức ăn giàu vitamin E giúp làm mềm da và mịn da.
  • Ăn nhiều rau củ trong bữa ăn.
  • Ăn nhiều hoa quả, bổ sung vitamin C để làm mờ thâm sẹo.
  • Các thực phẩm giàu protein giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và thúc đẩy sản sinh tế bào mới cho da.
  • Uống đủ nước, có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, rau củ quả.
Người bệnh nên uống nhiều nước lọc, nướp ép để giúp da khỏe mạnh
Người bệnh nên uống nhiều nước lọc, nướp ép để giúp da khỏe mạnh

Thực phẩm nên kiêng:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến bệnh viêm da trầm trọng hơn.
  • Kiêng đồ ngọt nhiều đường vì sẽ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.
  • Kiêng đồ cay nóng có thể suy giảm chức năng thải độc và khiến độc tố tích tụ, bệnh nặng hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì, khoai, ngô,…
  • Không dùng đồ có cồn, đồ kích thích như bia, rượu, cafe, thuốc lá,…

Phòng ngừa bệnh

Bệnh viêm da hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa được. Bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây để ngăn chặn viêm da tái phát và lan rộng.

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Những vi khuẩn bên ngoài môi trường rất dễ bám lên da và xâm nhập vào biểu bì da khi có cơ hội. Vậy nên bạn cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên tắm cho trẻ hàng ngày.
  • Chú ý đến hóa mỹ phẩm thường dùng: Nếu dùng mỹ phẩm bị dị ứng bạn nên dừng lại ngay. Nên lựa chọn mua đồ tại những địa chỉ uy tín, tránh dùng phải hàng nhái hàng giả và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làn da.
  • Hạn chế dùng thực phẩm lạ: Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, đậu nành,… có thể gây dị ứng nên nếu có cơ địa dị ứng thì bạn không nên ăn để tránh gây bệnh.
  • Không dùng thuốc bôi ngoài da tùy tiện: Thuốc bôi ngoài ra có thể gây kích ứng nếu người bệnh lạm dụng quá mức.Vậy nên bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn, không tùy tiện dùng và không lạm dụng.
  • Giữ ẩm hàng ngày: Bạn nên bổ sung độ ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước, giữ cho da thông thoáng bằng cách dùng quần áo thoáng mát, rộng rãi.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Sau khi điều trị, bạn nên hạn chế lo lắng, suy nghĩ quá nhiều vì có thể khiến bệnh nặng hơn, tái phát.

Bệnh viêm da không gây nguy hại đến sức khỏe và có thể chủ động phòng ngừa và điều trị. Người bệnh nên đi khám chữa ngay khi nhận thấy những triệu chứng bệnh ban đầu của bệnh, không chủ quan vì có thể khiến bệnh khó chữa hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên có lối sống lành mạnh, khoa học để giúp bệnh nhanh khỏi và không tái phát.

5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua