Nổi Mề Đay Là Gì? Chi Tiết Về Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh

Nổi mề đay là một bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi giới tính. Bệnh mề đay nếu được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu để bệnh tái phát nhiều lần và chuyển sang thể mãn tính sẽ rất khó điều trị, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sốc phản vệ, giãn mạch, tắc nghẽn đường thở,… Do đó việc xác định nguyên nhân triệu chứng của bệnh mề đay là điều rất cần thiết, giúp việc điều trị trở nên đơn giản hơn.

Nổi mề đay là bệnh gì?

Bệnh nổi mề đay là hiện tượng trên da xuất hiện những nốt mẩn ngứa sẩn phù một cách bất thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy, châm chích rất khó chịu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một khu vực trên da hoặc lan rộng khắp cơ thể.

Bệnh nổi mề đay thường bao gồm 2 dạng đó là giai đoạn cấp tính và mãn tính:

  • Giai đoạn cấp tính: Bệnh thường khởi phát đột ngột và có thể tự biến mất trong vài giờ hoặc vài ngày.
  • Giai đoạn mãn tính: Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài trên 6 tuần và dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Nổi mề đay là một bệnh lý da liễu thường gặp mà ai cũng có thể mắc phải
Nổi mề đay là một bệnh lý da liễu thường gặp mà ai cũng có thể mắc phải

Ở giải đoạn cấp tính, bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách sử dụng thuốc uống, thuốc bôi kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Các nốt mề đay có thể tự lặn xuống sau vài giờ hoặc một vài ngày điều trị tích cực. Tuy nhiên ở giai đoạn mãn tính, bệnh có xu hướng diễn biến dai dẳng, kéo dài và rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó người bệnh cần phải sớm phát hiện được dấu hiệu bị bệnh, đồng thời nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh mề đay. Điều này sẽ giúp quá trình thăm khám và điều trị diễn ra nhanh chóng và có kết quả tốt hơn.

Nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mề đay, bao gồm cả nguyên nhân bên trong và các tác nhân bên ngoài. Ở một số trường hợp nhất định, người bệnh có thể bị nổi mày đay không rõ nguyên nhân, thường gọi là bệnh mề đay vô căn. Trường hợp này thường rất khó điều trị do bác sĩ không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Còn lại, bệnh đều chủ yếu có các tác nhân gây bệnh như sau:

  • Do dị ứng thời tiết: Người bệnh có cơ địa nhạy cảm thường dễ gặp phải tình trạng dị ứng mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Cộng thêm với thể trạng yếu khiến cơ địa dễ bị kích ứng, gây ra tình trạng nổi mề đay dưới da.
  • Do dị ứng thức ăn: Một số người bệnh thường bị dị ứng với các loại thực phẩm như: Hải sản, sữa, phomai, hạt óc chó,… Do vậy, khi bạn nạp những thức ăn này vào cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng như ngứa da, sưng môi, sưng mặt,…
  • Do dị ứng mỹ phẩm: Việc sử dụng các loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa nhiều hóa chất gây kích ứng da cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị mề đay.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc Tây y dễ gây phát ban dưới da như: Thuốc chống viêm không steroid, nhóm thuốc cyclin, macrolid… khiến cơ thể người bệnh bị nổi mề đay ngay sau khi sử dụng.
  • Di di truyền: Có khoảng 50-60% người bệnh bị nổi mề đay là do di truyền từ bố mẹ. Cụ thể, nếu cả bố mẹ đều có tiền sử bị bệnh mề đay thì xác xuất con cái sinh ra bị mắc bệnh là 50%. Trường hợp chỉ có bố hoặc mẹ bị thì sẽ có 25% con cái bị di truyền căn bệnh này.
  • Do bệnh lý: Các bệnh lý như: Lupus ban đỏ, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết,… cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh ngứa mề đay.
  • Do chức năng gan suy giảm: Gan có nhiệm vụ thải độc, nếu chức năng gan suy giảm, chức năng này cũng sẽ bị suy giảm khiến chất độc tích tụ lâu ngày và phải đào thải qua da, dẫn tới bệnh mề đay mẩn ngừa và nổi mụn nhọt.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trên, người bệnh có thể bị nổi mề đay do các vấn đề như: Trầm cảm stress, cơ thể suy nhược, bị côn trùng cắn, phấn hoa, khói bụi,…. Đặc biệt mề đay cho nhiễm ký sinh trùng như u nang bào sán, giun sán, vi trùng,…sẽ khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Dấu hiệu bệnh mề đay

Bệnh nổi mề đay nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Trên thực tế, ở mỗi thể bệnh và tùy theo cơ địa của từng người sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Cụ thể, nổi mề đay được xác định với một số dấu hiệu điển hình bao gồm:

  • Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, châm chích dưới da vô cùng khó chịu. Một số trường hợp còn kèm theo hiện tượng nóng rát, đau nhức tại vùng da bị mẩn ngứa.
  • Bề mặt da xuất hiện các nốt mẩn ngứa, sẩn phù có màu hồng đỏ, đa dạng về kích thước từ vài cm đến vài chục cm.
  • Các nốt mẩn ngứa thường có bờ tròn tách biệt với các vùng da khác, bên trong trung tâm có màu trắc đục, bên ngoài có màu đỏ hoặc hồng nhạt, ấn vào các nốt mụn thấy cứng.
  • Nổi mề đay ở một số vùng da nhạy cảm như mắt, mí, môi, vùng kín,… sẽ có biểu hiện bị phù dưới da.

Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh nổi mề đay phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người. Trường hợp bệnh mề đay mới khởi phát, người bệnh khỏe mạnh bình thường, cơ thể có thể tự phục hồi sau vài giờ hoặc vài ngày phát bệnh. Tuy nhiên, đa số người bệnh lại dễ bị mề đay ở thể mãn tính khiến bệnh tái đi tái lại.

Bệnh ngứa nổi mề đay có diễn biến phức tạp và sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được khắc phục kịp thời:

  • Người bệnh thường xuyên bị mẩn đỏ, sẩn phù kèm theo những cơn ngứa ngáy dữ dội làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
  • Da bị nổi mề đay kéo dài kéo dài khiến người bệnh dễ bị mất ngủ, cơ thể gầy yếu, suy nhược. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh,…
  • Việc chà xát mạnh do gãi ngứa sẽ tạo điều kiện cho các vết thương bị viêm loét, nhiễm trùng.
  • Cả bệnh mề đay cấp tính và mãn tính đều có nguy cơ gây giãn mạch, phù mạch, sưng phù mạch khí quản gây khó thở, tắc nghẽn đường thở, sốc phản vệ,… vô cùng nguy hiểm.
Nổi mề đay không phải là một bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có diễn biến bất thường nếu không được điều trị kịp thời
Nổi mề đay không phải là một bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có diễn biến bất thường nếu không được điều trị kịp thời

Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện mình có những dấu hiệu sau:

  • Vùng da nổi mề đay bị nóng rát, những cơn ngứa ngáy, châm chích kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất hết sức lực, thường xuyên cảm thấy khó thở, tức ngực, toát mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy,…
  • Người bệnh bị đau tắt vùng bụng dưới, ớn lạnh, sốt cao kéo dài.

Bị bệnh mề đay điều trị thế nào?

Bị nổi mề đay kéo dài là bệnh lý liên quan đến cơ địa, hệ miễn dịch và có khả năng tái phát, kéo dài dai dẳng. Do đó việc điều trị căn bệnh này gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các biện pháp chữa bệnh hiện nay đều có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ chứ không giúp trị bệnh dứt điểm. Tuy nhiên, nổi mề đay vẫn có thể được chữa khỏi và hạn chế tình trạng tái phát nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Hiện nay có 3 phương pháp chữa trị được áp dụng nhiều nhất đó là dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y và mẹo dân gian. Mỗi cách điều trị đều có những ưu nhược điểm riêng, cụ thể như sau:

Chữa nổi mề đay dị ứng bằng Tây y

Việc dùng thuốc Tây y chữa mề đay là phương pháp thường được sử dụng nhờ tính tiện lợi, giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy của bệnh mề đay nhanh chóng. Một số loại thuốc được các bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin H1: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế tình trạng phóng thích histamin vào da. Từ đó giúp làm giảm tình trạng mẩn ngứa, sẩn phù và kiểm soát vùng da bị tổn thương tạm thời. Một số loại thuốc H1 thường dùng như: Loratadin, Chlopheniramin,…
  • Thuốc kháng histamin H2: Trường hợp người bệnh không đáp ứng được với nhóm thuốc Histamin H1, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nhóm thuốc kháng Histamin H2 để tặng hiệu quả.
  • Thuốc Corticoid: Nhóm thuốc này được dùng trong những trường hợp bị mề đay ở thể nặng, diễn tiến phức tạp và dễ biến chuyển thành mãn tính.
  • Thuốc điều hòa hệ miễn dịch: Các loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp bị nổi mề đay do các bệnh tự miễn, thuốc không được dùng ở dạng uống mà được truyền vào cơ thể người bệnh thông qua ống dẫn. Một số loại thuốc bao gồm: Plasmapheresis, cyclosporin, immunoglobulin.
  • Thuốc kháng Cholin: Những người hay bị đổ mồ hôi hoặc có thân nhiệt tăng sẽ được chỉ định dùng loại thuốc này.
  • Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene: Đây là loại thuốc có tác dụng giúp ức chế hoạt động của các dưỡng bào, ngăn ngừa sự sản sinh của các histamin trong cơ thể, làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm.
  • Kem bôi da: Song song với việc dùng thuốc uống, người bị mày đay còn được bác sĩ kê thêm các loại kem dưỡng da, kem làm ẩm da để khắc phục tình trạng ngứa ngáy, nóng rát.
Các loại thuốc Tây y được dùng phổ biến trong điều trị bệnh mề đay
Các loại thuốc Tây y được dùng phổ biến trong điều trị bệnh mề đay

Có thể thấy, ưu điểm của phương pháp điều trị này đó là cho tác dụng nhanh chóng, dễ sử dụng và không quá tốn kém. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe như: Đau bụng, loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi uể oải, buồn ngủ, tăng nguy cơ bị nhờn thuốc, kháng thuốc. Do vậy việc sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh nổi mề đay ngứa cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý kết hợp thuốc hoặc tự ý ngưng uống thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Chữa dị ứng nổi mề đay bằng mẹo dân gian

Một số bài thuốc dân gian cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm nhanh các cơn ngứa do bệnh dị ứng nổi mề đay gây ra. Dưới đây là một số mẹo dân gian khá hiệu quả người bệnh có thể tham khảo:

  • Chườm đá lạnh: Khi bị nổi mề đay dị ứng kèm theo những cơn ngứa dữ dội, người bệnh có thể sử dụng một tấm vải sạch, bọc thêm một vài viên đá lạnh rồi chườm trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Bạn nên chườm đều trong khoảng 10 phút để các cơn ngứa được thuyên giảm. Tuy nhiên, người bị dị ứng nhiệt độ hoặc da quá nhạy cảm không nên dùng cách này.
  • Nha đam: Nha đam có tác dụng làm mát da, giảm cảm giác nóng rát và chống viêm, diệt khuẩn rất tốt. Người bệnh chỉ cần gọt sạch vỏ nha đam sau đó sử dụng lớp gel bên trong để đắp lên vùng da bị nổi mề đay. Tiến hành massage nhẹ nhàng để gel thẩm thấu vào bên trong da. Sau 15 phút bạn rửa lại với nước sạch và lau khô. Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, không còn cảm giác ngứa rát, châm chích.
  • Lá khế: Phương pháp này được khá nhiều người lựa chọn bởi tính tiện lợi, nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Bạn chuẩn bị một nắm lá khế, rửa sạch, để ráo nước rồi vò nhẹ. Sau đó đem đun lấy nước để tắm mỗi ngày. Người bệnh nên kiên trì thực hiện trong nhiều ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Lá trầu không: Lá trầu không được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống nấm cực tốt. Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá trầu không rồi vò qua để trầu không tỏa ra mùi thơm. Sau đó bạn đem đun với 2 lít nước, khi nước sôi thì tắt bếp và đậy kín trong 10 phút. Dùng nước này để tắm hàng ngày sẽ giúp kiểm soát được các triệu chứng khó chịu của bệnh mề đay.
  • Lá chè xanh: Chè xanh có tác dụng giúp thanh nhiệt giải độc, kháng viêm, giảm ngứa ngáy, thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi các mô da. Người bệnh hãy chuẩn bị 2-3 nắm lá chè xanh, đem rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đun sôi với 2 lít nước, cho thêm một ít muối biển vào, khuấy đều và tắm mỗi ngày. Sau 3-5 lần thực hiện tình trạng ngứa ngáy do bệnh mề đay gây ra sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
Trẻ xanh có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn rất tốt cho bệnh nhân bị mề đay
Trẻ xanh có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn rất tốt cho bệnh nhân bị mề đay

Các phương pháp chữa bệnh bằng mẹo dân gian có ưu điểm là nguyên liệu dễ kiếm, an toàn và giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên phương pháp này lại mang đến tác dụng chậm, chỉ thích hợp sử dụng cho những trường hợp bệnh mới khởi phát ở thể cấp tính. Do đó người bệnh nên kiên trì sử dụng mới đạt được hiệu quả, đồng thời kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác để giúp điều trị bệnh tận gốc.

Chữa nổi mề đay ngứa bằng thuốc Đông y

Y học cổ truyền cho rằng bệnh ngứa nổi mề đay là do cơ thể bị suy nhược khiến khí huyết ứ trệ, không thể lưu thông, khí hư sinh phong tạo điều kiện cho cơ thể bị phong hàn, nhiệt độc xâm nhập. Bên cạnh đó, khi chức năng gan thận bị suy giảm cũng khiến việc đào thải độc tố ra ngoài cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn tới da nổi mẩn ngứa mề đay.

Từ đó, Đông y đã điều chế ra những bài thuốc chữa mề đay dựa trên nguyên tắc điều trị từ căn nguyên gốc rễ, nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y giúp chữa dị ứng nổi mề đay người bệnh có thể tham khảo áp dụng:

Bài thuốc 1:

Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo giữa phương pháp chữa bệnh bằng y học hiện đại và y học cổ truyền, bao gồm 3 liệu pháp điều trị sau:

  • Thuốc uống: Bao gồm các nguyên liệu như Hoàng cầm, Ngưu bàng Tử, Kim ngân hoa, Hoàng liên, Ké đầu ngựa, Xích thược, có tác dụng giúp thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng gan thận, cải thiện hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể và ngăn ngừa bệnh bùng phát.
  • Thuốc ngâm: Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng, chống dị ứng, làm hết mề đay mẩn ngứa.
  • Kem bôi da: Bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm, tạo ra lớp biểu bì mới và làm lành vết thương nhanh chóng.

Bài thuốc 2:

Bài thuốc được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, nguồn nguyên liệu sạch, bao gồm các bài thuốc nhỏ:

  • Thuốc đặc trị mề đay: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm tiêu sưng, giảm mẩn ngứa hiệu quả.
    Thuốc bổ gan dưỡng huyết: Có tác dụng giúp làm mát gan, tăng cường chức năng gan, bổ máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
    Thuốc bổ thận, giải độc: Có tác dụng loại bỏ độc tố, giúp tăng cường chức năng thận.
  • Một lộ trình điều trị kéo dài từ 1-3 tháng tùy mức độ và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên phần lớn người bệnh đều cho biết họ chấm dứt các triệu chứng khó chịu của bệnh chỉ sau 1 tháng điều trị.

Bài thuốc 3:

Bài thuốc là sự kết hợp của 30 loại dược liệu tự nhiên, trong đó có 8 vị thuốc chính bao gồm: Phòng phong, ké đầu ngựa, kim ngân cành, diệp hạ châu, ngải cứu, cúc tần, đương quy, hoàng kỳ, bồ công anh, xuyên khung, đơn đỏ, hồng hoa…

  • Công dụng: Bài thuốc Đông y này có tác dụng đặc trị mề đay mẩn ngứa cấp – mãn tính do phong hàn, phong nhiệt, giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị hiệu quả chứng ngứa da, vàng da cho suy giảm chức năng gan, thận.
  • Thuốc được sắc sẵn dưới dạng thuốc nước đóng túi, cao viên và cao tinh chất, giúp tiện lợi hơn khi sử dụng. Một lộ trình điều trị kéo dài từ 1-3 tháng tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của người bệnh.
Các bài thuốc Đông y có tác dụng chữa mề đay tận gốc, không lo tái phát
Các bài thuốc Đông y có tác dụng chữa mề đay tận gốc, không lo tái phát

Bài thuốc số 4:

Bài thuốc được chia thành 2 giai đoạn điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc theo tình hình sức khỏe của người bệnh.

  • Giai đoạn 1: Sử dụng các loại dược liệu như: Bồ công anh, Sài đất, Kim ngân cành, Phù Bình, Đơn đỏ, Ngưu bàng tử,… Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, loại bỏ các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Sử dụng các loại dược liệu như: Cát cánh, Tang diệp, Xuyên Khung, Diệp Hạ châu, Bạch truật, đương quy, Phong phong, Ỹ dĩ, Sinh địa… Thuốc có tác dụng bồi bổ, phục hồi chức năng tỳ tạng, phế can, giúp tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ tác nhân gây bệnh tận gốc.

Người bệnh có thể kết hợp thêm với các loại thuốc ngâm, thuốc bôi ngoài ra để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Mỗi ngày bạn sắc uống một thang, chia làm 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối, uống thuốc sau bữa ăn khoảng 30 phút. Một liệu trình điều trị kéo dài trong vòng 1-3 tháng tùy từng tình trạng bệnh.

Bài thuốc số 5:

Bài thuốc này thích hợp áp dụng cho những trường hợp bị nổi mề đay khắp người, nổi mề đay sau sinh,… Thuốc có tác dụng điều trị tình trạng mề đay do viêm nhiễm nặng, suy nhược cơ thể, bệnh tái đi tái lại nhiều lần không khỏi.

  • Thuốc bao gồm các thành phần như: Sinh địa, huyền sâm, xúc sâm, dư dung, hà thủ ô, thử cô, cam thảo, thuyên y, tang ky, tần quy.
  • Cách sắc uống rất đơn giản, người bệnh chỉ cần cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng với 1 lít nước, đến khi nước cạn còn khoảng 500ml thì tắt bếp, chia làm 3 phần uống trong ngày.

Dị ứng thức ăn nổi mề đay nên ăn gì, kiêng gì?

Song song với việc sử dụng thuốc điều trị ngứa mề đay, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình bằng cách ghi nhớ những loại thực nên và không nên sử dụng.

Thực phẩm người bệnh nên ăn

  • Rau xanh: Đây là nhóm thực phẩm người bị bệnh nổi mề đay nên ăn mỗi ngày. Trong rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy quá trình thải độc, thanh nhiệt cơ thể, giúp phục hồi chức năng gan thận. Một số loại rau xanh người bệnh nên sử dụng bao gồm: Rau cải, súp lơ, rau chân vịt, rau bina, cải xoăn,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng ức chế sự giải phóng histamin, ngăn ngừa sự phát triển và lan rộng của các vùng tổn thương. Một số loại trái cây giàu vitamin C như: Bưởi, dâu tây, cam, quýt, kiwi,…
  • Thực phẩm giàu omega 3: Omega-3 được xác định là nhóm dưỡng chất có công dụng giúp tái tạo các mô, biểu bì, giúp da luôn khỏe mạnh và mềm mịn. Những thức ăn giàu omega-3 người bệnh nên bổ sung bao gồm: Cá hồi, cá thu, hạt hạnh nhân, bơ..
  • Thực phẩm giúp kháng viêm: Một số loại thực phẩm có khả năng kháng viêm, diệt khẩn rất tốt cho sức khỏe mà người bệnh nên sử dụng bao gồm: Tỏi, hành, nghệ, mật ong…
Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu acid béo omega-3
Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu acid béo omega-3

Thực phẩm không nên sử dụng

  • Hải sản: Trong thời gian điều trị bệnh mề đay, người bệnh không nên sử dụng nhóm thực phẩm này bởi chúng rất dễ gây kích ứng da, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Một số loại hải sản bao gồm: Tôm, cua, ốc, ngao, sò,…
  • Chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe, nước ngọt có ga,… sẽ khiến bệnh mề đay ngày càng diễn biến phức tạp và khó điều trị dứt điểm.
  • Đồ ngọt, cay, mặn: Những thực phẩm có nhiều đường, muối, ớt,… sẽ khiến dây thần kinh ngoại biên bị kích ứng, khiến cho các nốt mẩn ngứa sẩn phù nghiêm trọng hơn.
  • Đậu phộng và mè: Hai loại thực phẩm này có khả năng gây dị ứng cao bởi các thành phần có trong nhóm thực phẩm này có thể khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn là dị nguyên nên có xu hướng đối kháng bằng cách phóng thích histamin ra cơ thể.
  • Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ: Những loại thực phẩm này khiến cho các bộ phận của cơ thể hoạt động nhiều hơn bình thường, gây khô da, bong tróc,… vì vậy người bệnh mề đay cần lưu ý kiêng những món ăn chứa nhiều dầu mỡ trong thời gian điều trị bệnh.

Địa chỉ chữa bệnh mề đay uy tín

Người bị nổi mề đay ngứa nên chủ động đến thăm khám và điều trị bệnh tại các cơ sở uy tín. Dưới đây là những địa chỉ giúp khám chữa bệnh mề đay được giới chuyên môn và người bệnh đánh giá cao.

Bệnh viện Da liễu Hà Nội

Đây là địa chỉ chuyên khám và điều trị các bệnh da liễu trong đó có bệnh mề đay mẩn ngứa. Không chỉ có trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện còn hội tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, tận tâm với người bệnh. Mỗi năm bệnh viện lại tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân của các tỉnh phía Bắc đến khám và chữa bệnh.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ:

  • Số 79B, Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Khoa điều trị nội trú, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
  • Số 2D, Nguyễn Viết Xuân, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.

Số điện thoại: (04)38430962 – (04)38430980

Thời gian làm việc:

  • Từ 7h-17h30 các ngày thứ 2 đến thứ 6.
  • Từ 7h30 – 17h thứ 7 và chủ nhật.

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh da liễu thuộc top đầu của cả nước. Tại đây tập trung nhiều giáo sư, bác sĩ nổi tiếng với trình độ chuyên môn cao. Người bệnh khi đến đây sẽ được tiếp nhận các phương pháp điều trị tốt nhất và hiện đại nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 15A Phương Mai, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: (04) 35764626 – (04) 35764627
  • Thời gian làm việc: Từ 6h – 16h30 thứ 2 đến thứ 6. Từ 7h – 17h thứ 7 và chủ nhật

Bệnh viện Bạch Mai

Khoa da liễu của Bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là địa chỉ khám chữa bệnh về da nổi tiếng của miền Bắc được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Tại đây chuyên khám và điều trị các bệnh lý như dị ứng, viêm da, mề đay mẩn ngứa, vảy nến á sừng.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà P, 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0243 8689 443 – 0243 8693 731
  • Thời gian làm việc: Từ 6h-18h các ngày từ thứ 2 đến thứ 7.
Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám chữa bệnh mề đay được nhiều người tin tưởng lựa chọn
Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám chữa bệnh mề đay được nhiều người tin tưởng lựa chọn

Viện da liễu Hà Nội – Sài Gòn

Viện da liễu Hà Nội – Sài Gòn là một trong những địa chỉ chữa mề đay ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí minh quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, kỹ thuật khám chữa tiên tiến, hiện đại. Tại đây, các bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị triệt để các bệnh lý như: Vảy nến, Lupus ban đỏ hệ thống, zona, mề đay mẩn ngứa, bạch biến…

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: 098 305 89 39
  • Lịch làm việc: Từ 8h – 17h30 tất cả các ngày trong tuần

Hướng dẫn phòng ngừa nổi mề đay tại nhà

Để phòng ngứa nổi mề đay, người bệnh nên chú ý thực hiện một số phương pháp sau:

  • Người bệnh có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng thời tiết nên mặc ấm mỗi khi ra ngoài vào trời lạnh, tránh những nơi có gió.
  • Người bệnh dễ bị dị ứng thức ăn cần tránh xa các loại thực phẩm dễ gây ngứa ngáy như hải sản, trứng, sữa, đậu nành, óc chó,…
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm hoặc nên chọn loại phù hợp với làn da của bạn, không nên tùy tiện sử dụng sẽ dễ gây kích ứng da.
  • Nên dọn dẹp nhà cửa phòng ốc thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây bệnh như: Bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú nuôi,…
  • Nên đeo khẩu trang, đồ bảo hộ lao động nếu phải làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hóa học.
  • Nên hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác.
  • Khi sử dụng thuốc Đông – Tây y trong điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh nổi mề đay không phải là một căn bệnh xa lạ, thậm chí nó còn có những dấu hiệu rất dễ để nhận biết. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện mình có những triệu chứng bất thường của sức khỏe, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh ngay từ đầu. Bởi bệnh mề đay có thể diễn biến sang thể mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời.

5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua