Bệnh hắc lào – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chi tiết

Bệnh hắc lào là một căn bệnh da liễu thường gặp, tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh đó hắc lào cũng là một căn bệnh dễ lây nhiễm. Do đó, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có được phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Hắc lào là bệnh gì?

Bệnh hắc lào hay còn gọi là nấm da, lác đồng tiền, tên tiếng anh Ringworm. Căn bệnh này là bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra. Các vi nấm gây bệnh bao gồm epidermophyton, trychophyton, microsporum đều thuộc nhóm dermatophytes. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi giới tính, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu.

Khi mới phát bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy trên da xuất hiện những vùng da bị ngứa và hơi đỏ có hình đồng xu. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như mặt, da đầu, chân tay, mông, bẹn, đặc biệt là những nơi có nếp gấp kẽ lớn,…

Hắc lào là một căn bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra
Hắc lào là một căn bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra

Bệnh hắc lào thường xuất hiện ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, khi gặp phải nguồn nước bẩn hoặc vệ sinh không sạch sẽ bệnh sẽ lây lan và phát triển nhanh chóng. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dễ gây ra tình trạng bội nhiễm vi khuẩn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Căn bệnh ngoài da này còn có đặc điểm là rất dễ tái phát và lan rộng. Vì vậy người bệnh cần phải sớm phát hiện bệnh và tìm ra được phương pháp điều trị thích hợp bệnh mới có thể chữa khỏi dứt điểm không tái phát.

Bệnh có khả năng lây lan từ người qua người thông qua những tiếp xúc trực tiếp tại vùng da bị nấm hoặc dùng chung đồ với người bệnh. Do đó nếu bạn đang sống chung với người bị hắc lào cần phải chú ý tới vấn đề vệ sinh.

Nguyên nhân bị hắc lào

Bệnh hắc lào do những loại vi nấm nhóm dermatophytes gây ra. Loại nấm này có kích thước rất nhỏ, không thể quan sát được bằng mắt thường mà chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi. Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi để chúng phát hiện. Ở người bị da dầu, khi cơ thể có sự thay đổi về lượng hormone có thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, dễ dẫn tới bệnh hắc lào thông thường.

Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hắc lào người bệnh cần ghi nhớ:

  • Vệ sinh không sạch sẽ: Việc vệ sinh không sạch sẽ hoặc không đúng cách, mặc quần áo ẩm ướt, quần áo bẩn cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển thành bệnh hắc lào.
  • Bị lây nhiễm bởi người khác: Khi sử dụng chung quần áo hoặc các vật dụng cá nhân với người bị bệnh hắc lào thì nguy cơ bị nhiễm bệnh của bạn là rất cao.
  • Các yếu tố từ môi trường bên ngoài: Môi trường sống bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, hóa chất, khói bụi khiến nguy cơ bị hắc lào bùng phát.
  • Vi nấm xâm nhập từ vật nuôi: Thú nuôi trong nhà nếu không được tắm rửa vệ sinh sạch sẽ thì đây sẽ là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi nấm gây bệnh. Nếu chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các loại vật nuôi thì khả năng cao sẽ bị vi nấm xâm nhập.

Triệu chứng bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào có những triệu chứng rất dễ nhận biết đó là cảm giác ngứa ngáy, nhất là khi cơ thể đổ mồ hôi ở vùng da bị nấm, nhiều trường hợp xuất hiện tình trạng bong tróc trên bề mặt da. Vùng da bị hắc lào sẽ tạo thành hình tròn như đồng tiền xu.

Ở giai đoạn mới mắc bệnh, những tổn thương trên da thường xuất hiện thành những đám nhỏ hình bầu dục hoặc hình tròn có ranh giới. Sau đó chúng liên kết thành một mảng lớn nổi trên bề mặt da. Ở vùng da bị hắc lào thường có màu sắc nâu hoặc đỏ, cạnh sắc cứng, da bị ngứa ngáy bong tróc. Nhiều trường hợp nghiêm trọng còn kèm theo các mụn mủ nước nhỏ phồng rộp lên vì bội nhiễm do cào gãi khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Bệnh hắc lào có những triệu chứng ngoài da rất dễ nhận biết
Bệnh hắc lào có những triệu chứng ngoài da rất dễ nhận biết

Bệnh hắc lào có thể gặp phải ở bất kỳ vị trí nào, ở mỗi bộ phận trên cơ thể, bệnh sẽ có những triệu chứng đặc trưng bao gồm:

  • Hắc lào ở da đầu: Người bệnh sẽ xuất hiện những cụm mụn mủ, viêm hạch bạch huyết, ngứa ngáy da đầu, rụng tóc, các mảng phồng rộp do mụn nước. Bệnh hắc lào ở da đầu thường rất khó nhận biết nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
  • Hắc lào chân tay: Vị trí bị bệnh này khá phổ biến vì thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, có thể là các nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc đất cát trong vườn. Các kẽ ngón chân, ngón tay thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn, lớp da tróc vảy tạo ra các mảng da chết gây khó chịu, ngứa ngáy.
  • Hắc lào vùng da đùi: Bệnh do vi nấm chủng tinea cruris gây ra. Khi bị bệnh những vùng da đùi thường xuất hiện mụn nước và các nốt hồng ban hình đồng xu. Đây là vị trí có tiếp xúc trực tiếp với quần tạo ra sự cọ xát nên dễ bị ra mồ hôi gây ngứa ngáy, thậm chí đau nhức và sưng u.
  • Hắc lào toàn thân: Bệnh xảy ra khi người bệnh bị nấm da nhưng không có chế độ kiêng khem về dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân kém hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên cào gãi khiến bệnh lan nhanh tới các vùng khác trên cơ thể.
  • Hắc lào đa sắc: Bệnh hắc lào đa sắc có biểu hiện hình thành các mảng tổn thương với nhiều màu sắc khác nhau như trắng hồng, hồng nâu, nâu đậm. Các nốt mụn nước khi vỡ ra có thể tạo ra lớp sừng. Nấm da đa sắc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến yếu tố thẩm mỹ nhưng mức độ ngứa lại nhẹ hơn các dạng bệnh hắc lào khác.

Hắc lào có tự khỏi được không?

Hắc lào không phải là một căn bệnh khó chữa và có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên để bệnh tự khỏi thì cũng rất khó nói trước. Bởi có người chỉ mất vài tuần là khỏi, cũng có người lại mất nhiều thời gian điều trị hơn. Thế nhưng mấu chốt vẫn nằm ở phương pháp điều trị mà bạn lựa chọn. Hãy căn cứ vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh để biết được mình cần áp dụng phương pháp điều trị nào.

Đó là chưa kể, muốn chữa khỏi bệnh hắc lào còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh, thời gian và thuốc chữa. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì thời gian chữa bệnh cũng sẽ được rút ngắn lại, hiệu quả cũng sẽ được cao hơn. Ngược lại nếu để bệnh càng lâu thì quá trình chữa bệnh sẽ lâu và tốn kém hơn.

Bệnh hắc lào có tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Bệnh hắc lào có tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Bệnh hắc lào là một căn bệnh ngoài da, tuy không gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng nếu kéo dài nó cũng sẽ gây ra những hệ lụy đáng quan tâm.

  • Thứ nhất: Bệnh hắc lào khiến cơ thể người bệnh ngứa ngáy, đau rát và phồng rộp ở vùng da bị bệnh. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây ảnh hưởng đến công việc khiến người bệnh tự ti ngại giao tiếp.
  • Thứ hai: Nếu để bệnh kéo dài mà không được điều trị kịp thời bệnh sẽ dễ chuyển sang thể mãn tính và tái đi tái lại nhiều lần. Căn bệnh này nếu không được điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì việc điều trị về sau sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Người bệnh thậm chí sẽ phải sống chung với căn bệnh này cả đời bởi nó có thể bộc phát bất cứ lúc nào.

Phương pháp điều trị hắc lào là gì?

Bệnh hắc lào nếu được điều trị kịp thời và tích cực sẽ nhanh chóng được cải thiện và không để lại di chứng. Tuy nhiên nếu người bệnh chần chừ trong việc thăm khám sẽ khiến bệnh kéo dài dai dẳng, dễ chuyển sang thể mãn tính và khó điều trị dứt điểm. Dưới đây là 3 phương pháp chữa bệnh hắc lào, tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra được hướng điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp Tây y

Vì hắc lào có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nên cần phải thực hiện điều trị ngay khi có các dấu hiệu bất thường. Hơn nữa, chủng nấm dermatophytes còn có khả năng tái phát cao. Do đó trong quá trình điều trị, người bệnh cần sử dụng đúng loại thuốc và đúng thời gian quy định. Dưới đây là những loại thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ được dùng trong điều trị bệnh hắc lào.

Thuốc uống:

Thuốc điều trị toàn thân được sử dụng trong trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng và lây lan trên diện rộng. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nên không phải ai cũng có thể sử dụng được.

Các loại thuốc uống được dùng trong điều trị bệnh hắc lào bao gồm:

  • Thuốc kháng nấm đường uống: Các loại thuốc kháng nấm bao gồm Itraconazole, Ketoconazole, Griseofulvin,… được sử dụng khi bệnh hắc lào lan tỏa trên diện rộng và không đáp ứng với điều trị tại chỗ . Tuy nhiên nhóm thuốc này gây hại cho gan thận nên chỉ được chỉ định trong những trường hợp thực sự cần thiết.
  • Thuốc kháng histamine H1: Các loại thuốc kháng histamin H1 bao gồm Clorpheniramin, Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin,… được sử dụng để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh. Thuốc được đánh giá là tương đối an toàn nhưng tránh lạm dụng, nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi.
  • Vitamin tổng hợp: Đối với những người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại vitamin tổng hợp để cải thiện sức đề kháng. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên dùng thêm vitamin tổng hợp và khoáng chất để hỗ trợ quá trình điều trị.
Các loại thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị bệnh hắc lào
Các loại thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị bệnh hắc lào

Thuốc bôi:

Một số loại thuốc bôi được dùng trong các trường hợp người bệnh bị bệnh hắc lào ở thể nhẹ, các triệu chứng vẫn ở giai đoạn đầu. Phương pháp này áp dụng những loại thuốc bôi có tính bạt sừng, kháng nấm, kháng viêm để làm giảm các triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn chặn sự lây lan sang các vùng da khác.

Các loại thuốc bôi tại chỗ thường được dùng trong điều trị bệnh hắc lào bao gồm:

  • Dung dịch BSI 1-3%: Dung dịch này chứa công thức kết hợp giữa 3 hoạt chất bao gồm Iod, Acid benzoic và Acid salicylic. Thuốc được đánh giá cao về hiệu quả điều trị các bệnh về da như hắc lào, lang ben,…
  • Dung dịch ASA 1-2%: Dung dịch ASA chứa thành phần chính là Acetylsalicylic acid và Ethanol 96%. Loại thuốc bôi này có tác dụng diệt nấm, khử trùng, làm bong lớp sừng. Từ đó ức chế sự phát triển của các loại nấm. Loại thuốc này được bôi trực tiếp lên da mỗi ngày 2-3 lần.
  • Kem bôi kháng nấm: Đối với những trường hợp bị hắc lào không đáp ứng với các loại thuốc trên, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng nấm cho bạn sử dụng như: Ketoconazole, Clotrimazole, Itraconazole,… Người bệnh nên kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày để ngăn ngừa hiện tượng tái nhiễm.
  • Kháng sinh dạng bôi: Trường hợp người bệnh bị tổn thương da và có nguy cơ nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi. Với loại thuốc này, bệnh hắc lào của bạn sẽ được kiểm soát sau vài tuần sử dụng.

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Bên cạnh cách chữa hắc lào bằng Tây y, người bệnh cũng có thể thử áp dụng một số các điều trị tại nhà sau đây.

  • Sử dụng tỏi: Người bệnh sử dụng 1-2 nhánh tỏi, giã nát, trộn chung với dầu oliu hoặc dầu dừa và bôi lên vùng da bị hắc lào. Để da hấp thụ được các tinh chất có trong tỏi dà dầu oliu, người bệnh có thể dùng băng gạc để cố định lại trong 2 giờ. Tuy nhiên bạn chỉ nên bôi một lớp mỏng tỏi lên da để tránh bị bỏng.
  • Sử dụng giấm táo: Giấm táo có tác dụng tốt trong việc điều trị nấm da. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh hãy pha loãng giấm táo với nước ấm và thoa lên vùng da bị bệnh. Thực hiện các này mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi bệnh hắc lào khỏi hẳn.
  • Sử dụng nha đam: Nha đam có tính mát, lại giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống virus rất tốt. Bạn gọt sạch vỏ nha đam, cắt lấy phần thịt rồi đem xay nhuyễn. Sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 2-3 lần trên ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm bằng cách làm hỏng màng bảo vệ của chúng. Chính vì vậy người ta hay sử dụng dầu dừa để chữa bệnh hắc lào ở thể nhẹ. Người bệnh chỉ cần thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị bệnh, sau đó massage nhẹ nhàng rồi để khô tự nhiên. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần để bệnh nhanh khỏi.
  • Sử dụng củ nghệ: Nghệ là vị thuốc dân gian có khả năng chống viêm rất tốt nên có thể dùng để trị bệnh hắc lào giai đoạn đầu: Bạn rửa sạch củ nghệ, ép lấy nước, pha với nước lọc và thoa lên vùng da bị hắc lào. Sau khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Nghệ có tác dụng điều trị bệnh hắc lào ở giai đoạn đầu
Nghệ có tác dụng điều trị bệnh hắc lào ở giai đoạn đầu

Những mẹo dân gian trên thường chỉ nên áp dụng với các trường hợp bệnh nhẹ, không có tác dụng giúp điều trị bệnh lâu dài. Do đó, với những trường hợp bị hắc lào ở mức độ nghiêm trọng, bạn nên kết hợp sử dụng thêm các phương pháp điều trị khác.

Chữa bệnh thuốc Đông y

Theo quan niệm của Đông y, bệnh hắc lào là do phong tà xâm kích, khí đới ứ tệ, khí huyết hư tổn và gan thận âm hư gây ra. Bên cạnh đó các yếu tố về thời tiết, khí hậu, vệ sinh ké, hệ miễn dịch suy giảm là điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát.

Bài thuốc số 1 – An Bì Thang

An Bì Thang được nghiên cứu và bào chế bởi các chuyên gia đến từ Trung tâm Da Liễu Đông y Việt Nam.

  • Thành phần: Bài thuốc bao gồm các nguyên liệu như: Bồ công anh, Kim ngân cành, Ké đầu ngựa, Hồng hoa, Đơn đỏ, Hạ khô thảo, Khổ sâm, Tơ hồng xanh, Vỏ gạo, Sinh địa,…
  • Công dụng: Giúp điều trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ, thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, dưỡng huyết, cải thiện chức năng gan thận, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, cải thiện sức khỏe tổng thể, ổn định cơ địa.
  • Cách sử dụng: Thuốc được bào chế dưới dạng cao uống, bạn hòa tan thuốc với nước sôi, uống lúc còn ấm. Người lớn uống 2-4 viên/ngày, trẻ em dưới 12 tuổi uống 1 viên/ngày, uống sau bữa ăn 30 phút. Ngoài ra người bệnh có thể kết hợp thêm bài thuốc bôi và thuốc ngâm rửa của Viện da liễu để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi. Một liệu trình sử dụng kéo dài từ 4-5 tháng đối với bệnh hắc lào. Do đó người bệnh nên kiên trì sử dụng để đạt được kết quả tốt.

Bài thuốc số 2

  • Nguyên liệu: 12g hạt bồ kết tươi, 20g hạt muồng châu tươi, 100ml cồn 70 độ.
  • Cách sử dụng: Người bệnh ngâm hai loại hạt trên với cồn trong vòng 7 ngày. Sau đó bạn sử dụng dung dịch này để bôi lên vùng da bị hắc lào 2 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu bạn thấy có xuất hiện những dấu hiệu bất thường có thể hỏi lại ý kiến của bác sĩ.

Bài thuốc số 3

  • Nguyên liệu: 100g hạt muồng, 1 quả khế chua, 10 lá trầu không.
  • Cách sử dụng: Bạn mang những nguyên liệu trên đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn hãy giã nhuyễn chúng ra và cho tất cả vào một chiếc khăn sạch rồi chà nhẹ lên vùng da bị bệnh. Kiên trì sử dụng bài thuốc này mỗi ngày một lần những nốt mụn nước do bệnh hắc lào gây ra sẽ khô dần và nhỏ lại.

Bài thuốc số 4

  • Nguyên liệu: 50g củ chút chút, 50g cây đại tươi, 100ml cồn 70 độ.
  • Cách sử dụng: Người bệnh rửa sạch hai nguyên liệu và đem giã nát. Sau đó ngâm trong dung dịch cồn trong vòng 1 tuần. Sau 1 tuần, người bệnh có thể đem dung dịch này bôi lên vị trí bị hắc lào mỗi ngày.

Bài thuốc số 5

  • Nguyên liệu: Thổ phục linh hoàn, Thổ phục, Sơn đậu căn, Hoàng dược tử, Bạch tiễn bì, Thảo hà xa, Hạ khô thảo.
  • Cách sử dụng: Người bệnh đem rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước, sau đó nghiền nhỏ thành bột mịn và vo thành từng viên nhỏ để làm hoàn. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 6g, đem pha với nước sôi để uống.
Những bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh tận gốc
Những bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh tận gốc

Người bệnh hắc lào nên ăn gì và kiêng gì?

Hắc lào là bệnh ngoài da nên cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Có những thực phẩm rất bổ dưỡng đối với sức khỏe của người bình thường nhưng lại trở thành ngòi kích hoạt bệnh hắc lào bùng phát. Trong thời gian điều trị sắp tới, người bệnh nên và không nên sử dụng các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm nên sử dụng

Người bệnh trong thời gian điều trị bệnh hắc lào nên bổ sung các loại thức ăn sau vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Theo đó, một số loại thực phẩm người bệnh nên sử dụng bao gồm:

  • Thức ăn giàu vitamin A, C, E: Những loại thực phẩm này giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tái tạo da, bảo vệ tế bào da trước sự tấn công của nấm và vi khuẩn. Một số loại thực phẩm người bệnh nên sử dụng như: Cà rốt, ớt chuông, cam quýt, dầu oliu, bơ, các loại hạt.
  • Thực phẩm có tính kháng viêm: Tỏi, gừng, nghệ, đinh hương,… là những loại gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm này có tính kháng viêm diệt khuẩn tự nhiên, dược tính mạnh không thua kém bất cứ loại thuốc kháng sinh nào.
  • Thực phẩm giàu Protein: Những thực phẩm chứa nhiều protein giúp nhanh làm lành các vết thương và không gây dị ứng. Một số loại thức ăn giàu protein bao gồm: Các loại đậu, rau bina, súp lơ xanh, vừng, rau chùm ngây, rau mầm,….

Thực phẩm nên hạn chế sử dụng

  • Thịt gà: Đây là thực phẩm có tính nóng, có nguy cơ khiến các vết thương bị sưng, mưng mủ. Thêm vào đó chất đạm trong thịt gà còn dễ gây dị ứng và làm vùng da bị hắc lào bị ngứa ngáy, khó chịu.
  • Hải sản: Hải sản hay những thực phẩm có mùi tanh như cá, tôm, cua, hàu, ốc, mực,… sẽ khiến các triệu chứng của bệnh hắc lào ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê,… không chỉ kích thích những cơn ngứa mà còn khiến các vết thương trên da khó lành, dễ để lại sẹo thâm dù đã chữa trị khỏi.
  • Rau muống: Loại rau này có chứa hoạt chất madecassol có thể khiến cho người bệnh dễ để lại các vết sẹo lồi trên da gây mất thẩm mỹ.
  • Đồ nếp: Xôi, bánh chưng, cơm nếp, bánh tét và các món ăn được làm từ gạo nếp đều có tính nóng. Chúng có thể kích thích mụn nước, mụn mủ mọc nhiều hơn và lâu bình phục.
  • Bánh kẹo ngọt: Trong thời gian bị bệnh, bạn cần hạn chế sử dụng đồ ngọt bởi chúng có thể làm tăng phản ứng viêm và làm chậm quá trình tái tạo các tế bào da mới. Từ đó làm ảnh hưởng đến tiến trình điều trị bệnh.
  • Thực phẩm cay: Các món ăn cay gây nóng trong người, khiến sức đề kháng suy giảm, đồng thời cũng tạo điều kiện để vi khuẩn và nấm gây bệnh hắc lào phát triển mạnh mẽ.
  • Chế phẩm từ sữa: Phomai, sữa tươi, kem sữa,… chứa rất nhiều đạm. Nếu tiêu thụ quá nhiều trong thời gian điều trị bệnh hắc lào sẽ khiến những tổn thương trên da khó chữa lành hơn.
  • Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ngọt có ga,…. khi sử dụng với hàm lượng lớn sẽ khiến số lượng tế bào macrophage trong cơ thể bị suy giảm. Điều này khiến cho chức năng hệ miễn dịch bị suy giảm, các vết thương lâu lành hơn.
Người bị bệnh hắc lào nên hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh
Người bị bệnh hắc lào nên hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh

Địa chỉ khám chữa bệnh hắc lào

Để khám chữa các bệnh ngoài da hiệu quả, người bệnh cần tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng, tránh việc điều trị tại các phòng khám chui không có giấy phép hoạt động rõ ràng. Trên cả nước hiện có rất nhiều đơn vị công lập có thể giúp bạn điều trị thành công bệnh hắc lào và các bệnh da liễu khác. Người bệnh có thể tiến hành thăm khám và điều trị bệnh tại những địa chỉ như sau:

Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa cao cấp của thành phố và các tỉnh lân cận. Tại đây chuyên thăm khám và điều trị các bệnh liên quan đến da liễu và các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục. Bệnh viện luôn không ngừng ứng dụng y học tiên tiến vào quá trình thăm khám và điều trị bệnh nhằm mang lại quá trình điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 02 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 3930 8131
  • Lịch làm việc: Từ 7h – 16h các ngày thứ Hai đến thứ Sáu.

Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh là một trong những bệnh viện hàng đầu trong việc khám, chữa bệnh cho hàng nghìn người dân. Bệnh viện không ngừng phát triển cả về cơ sở vật chất cũng như chất lượng khám, chữa bệnh nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, lầu 1, phòng 17-20, số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM.
  • Điện thoại: (028) 3952 7117.

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Bệnh viện Da liễu Trung ương là địa chỉ khám chữa bệnh da liễu uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Là nơi được nhiều bệnh nhân tin tưởng và giới thiệu cho bạn bè người thân đi khám. Bệnh viện có thế mạnh với những bác sĩ, chuyên gia da liễu hàng đầu, giúp người bệnh điều trị thành công các bệnh về da, kể cả với bệnh hắc lào mãn tính.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 15A Phương Mai – quận Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 6951
  • Lịch làm việc: Từ 6h15 – 16h30 các ngày thứ 2 đến chủ nhật

Bệnh viện da liễu Hà Nội

Ngoài các trang thiết bị tiên tiến hiện đại như Laser màu AYG, IPL, Fractional CO2, Alex Trivantag, Chăm sóc da, điều trị kết hợp Y học cổ truyền…. Bệnh viện da liễu Hà Nội còn sở hữu đội ngũ y bác sĩ khám tận tâm, tư vấn nhiệt tình. Đến đây, bạn sẽ được các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm, phân tích về tình trạng da, đánh giá nguyên nhân gây bệnh và tư vấn về cách điều trị.

Bệnh viện da liễu Hà Nội là địa chỉ khám chữa các bệnh da liễu uy tín mà người bệnh nên ghé qua
Bệnh viện da liễu Hà Nội là địa chỉ khám chữa các bệnh da liễu uy tín mà người bệnh nên ghé qua

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Số 20 Bế Văn Đàn, Hà Đông, Hà Nội, Khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai, Quốc Oai, Hà Nội
  • Điện thoại: 0903.479.619

Viện da liễu Hà Nội – Sài Gòn

Viện da liễu Hà Nội Sài Gòn là địa chỉ chuyên thăm khám và điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến á sừng, tổ đỉa, viêm da, hắc lào, lang ben, nấm da,… Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với công việc. Tại đây người bệnh sẽ được chữa bệnh bằng cả phương pháp đông y và tây y.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: 098 305 89 39

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh hắc lào hiệu quả

Bệnh hắc lào nói riêng và các bệnh da liễu khác nói chung có nguy cơ tái phát rất cao, do đó song song với quá trình điều trị bệnh, bạn cần kết hợp với chế độ chăm sóc để kiểm soát và hạn chế mức độ lây lan của căn bệnh này.

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hắc lào có thể kể đến như:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm rửa mỗi ngày, sử dụng sữa tắm có độ pH cân bằng, mặc quần áo rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi để ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
  • Quần áo cần giặt sạch xà phòng, sau đó lộn mặt trái để phơi dưới ánh nắng nhằm tiêu diệt nấm mốc gây bệnh.
  • Không mặc đồ vẫn còn ẩm, nên tắm rửa và thay quần áo khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
  • Trong thời gian điều trị bệnh hắc lào cần tránh tiếp xúc gần gũi với những người khác, không nên dùng chung các vật dụng cá nhân như chăn gối, khăn mặt, khăn tắm, quần áo,…
  • Tránh tiếp xúc với các con vật nuôi như chó, mèo,… Nên thường xuyên tắm rửa cho chúng sạch sẽ bằng dung dịch sát trùng, kháng khuẩn để loại bỏ các sợi nấm gây hắc lào.
  • Một số trường hợp đã bị nhiễm nấm dermatophytes từ đất, cây cối,… Do đó khi làm vườn, bạn nên đeo găng tay cao su để tránh tiếp xúc với nấm và vi khuẩn có hại khác.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc hợp lý. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế sử dụng rượu bia, đồng thời ngủ đủ giấc và đúng giờ, tránh thức khuya sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, dễ nhiễm bệnh.
  • Không lạm dụng xà phòng và các chất tẩy rửa có độ pH cao.
  • Nếu trong gia đình có người từng bị bệnh hắc lào, bạn cần cẩn thận trong quá trình sinh hoạt để tránh bị lây nhiễm.

Việc chẩn đoán và điều trị bệnh hắc lào không khó nhưng đòi hỏi người bệnh cần kiên nhẫn, tuân thủ đúng thời gian điều trị. Nếu bệnh được kiểm soát tốt ngay từ đầu người bệnh có thể yên tâm sẽ không để lại sẹo hay bất kỳ di chứng nào trên da. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường của bệnh hắc lào, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị bệnh.

4.9/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua