Sẹo lõm là gì? Nguyên nhân hình thành và cách điều trị hiệu quả nhất

Sẹo lõm là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ vì nó làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến giao tiếp. Vậy nguyên nhân hình thành sẹo lõm do đâu, cách điều trị nào hiệu quả nhất, bạn đọc hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

Sẹo lõm là gì? Các dạng sẹo lõm thường gặp

Sẹo lõm là những vết lõm xuất hiện sâu dưới da, có hình dạng, kích thước khác nhau. Hiện tượng này là do phần hạ bì bị tổn thương nặng, collagen và eslatin bị đứt gãy, không thể phục hồi ở vị trí của sẹo, khiến cho da bị dính vào cấu trúc sâu hơn. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên sẹo lõm làm giảm tính thẩm mỹ trên gương mặt, gây ra tâm lý tự ti và ngại giao tiếp.

Sẹo lõm phần lớn xuất hiện do mụn, đặc biệt là mụn trứng cá với hơn 95%. Thực tế về mặt sinh học, loại sẹo này hình thành là do phản ứng tự nhiên của mô cơ thể đối với việc hồi phục của vết thương. Nếu người bệnh tự nặn mụn, vệ sinh hoặc trị sẹo không đúng cách có thể khiến tỷ lệ và mức độ sẹo mụn trứng cá tăng lên.

Sẹo lõm là những vết lõm xuất hiện sâu dưới da, có hình dạng, kích thước khác nhau
Sẹo lõm là những vết lõm xuất hiện sâu dưới da, có hình dạng, kích thước khác nhau

Sẹo lõm trên mặt tồn tại với 3 dạng chính là sẹo hình chân vuông, sẹo chân đá nhọn và sẹo hình lượn sóng:

  • Sẹo hình chân vuông: Loại sẹo này thường có kích thước rộng hơn so với sẹo sâu hay sẹo chân đá nhọn, thường bị lõm so với bề mặt da. Sẹo hình chân vuông xuất hiện khi mụn trứng cá phát triển nghiêm trọng, bị viêm, làm mất collagen trong da và khiến da bị tổn thương nặng.
  • Sẹo chân đá nhọn: Các vết sẹo này trông giống như lỗ chân lông to và sâu hơn nhiều so với bề mặt da, hình thành khi mụn trứng cá gây nhiễm trùng trên bề mặt da và phá hủy mô da. Sẹo chân đá nhọn thường có màu đen, bị rạn nứt và khó điều trị.
  • Sẹo hình lượn sóng: Sẹo hình lượn sóng là những vết sẹo lồi có dạng uốn lượn như những con sóng, thường lăn theo những hàng rộng và nông trên da. Nguyên nhân hình thành là do khi bị nhiễm trùng, mô dưới da tạo thành các sợi xơ, do đó lớp biểu bì bên ngoài xuất hiện những đường rãnh dốc hình lượn sóng.

Nguyên nhân hình thành sẹo lõm trên mặt

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sẹo lõm, trong đó phổ biến là:

Người bệnh điều trị mụn trứng cá không đúng cách

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra sẹo lõm. Theo nghiên cứu cho thấy có đến 85% trường hợp bị sẹo lõm là do việc chăm sóc, vệ sinh, điều trị sẹo không đúng cách. Làn da dầu mụn thường nhạy cảm, nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và phát triển, gây viêm nhiễm, đồng thời phá hủy cấu trúc của da, gây nên sẹo lõm.

Do bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh da liễu thường gặp ở người trẻ tuổi, có biểu hiện là những hạt mụn nước to như hạt đậu, rải rác trên khắp bề mặt da. Nếu người bệnh không chăm sóc và kiêng đúng cách, các nốt mụn này sẽ vỡ ra, gây tổn thương, nhiễm trùng da và hình thành sẹo lõm.

Biểu hiện của sẹo lõm do thủy đậu thường là: Bề mặt sẹo rộng và nông hơn so với sẹo do mụn trứng cá và mọc rải rác đều trên bề mặt da. Trong trường hợp này, sẹo thường khó điều trị, vì vậy bạn nên chú ý đến chế độ chăm sóc, phòng ngừa thủy đậu để tránh để lại các vết sẹo đáng ghét.

Nguyên nhân khác

Sẹo lõm cũng có thể hình thành bởi các vết xước trên da do tai nạn nhỏ, ngã, bỏng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như dị ứng mỹ phẩm, kích ứng nặng, nặn mụn không đúng cách,…

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành sẹo lõm trên mặt
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành sẹo lõm trên mặt

Cách điều trị sẹo lõm hiệu quả nhất

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo lõm, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả khi tiến hành trị sẹo, bạn nên đến các cơ sở da liễu uy tín để được thăm khám và chỉ định cách chữa phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị sẹo trả lời cho câu hỏi bị sẹo lõm phải làm sao:

Điều trị sẹo lõm không xâm lấn bằng laser

Laser và cường độ ánh sáng là biện pháp điều trị sẹo lõm cho kết quả cao. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng xung ngắn của ánh sáng laser siêu nhỏ, tiếp cận sâu vào bên trong lớp hạ bì của da, giúp phục hồi vùng da bị tổn thương, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và tái tạo da mới mà không xâm lấn đến da lành xung quanh.

Cơ chế hoạt động của phương pháp laser dựa trên nguyên lý sử dụng bước sóng năng lượng cao, giúp khoanh vùng, nhận diện và tác động chính xác vào vùng điều trị. Không chỉ có tác dụng làm đầy sẹo rỗ, công nghệ laser còn giúp da săn chắc, giảm thâm nám, se khít lỗ chân lông và chống lão hóa da.

Ưu điểm của phương pháp này là thời gian điều trị nhanh, chỉ mất khoảng 40 phút, tùy thuộc kích thước của vùng da cần điều trị. Thời gian phục hồi trung bình là 2 tuần, những trường hợp có cơ địa thích ứng nhanh, hiệu quả thấy rõ ngay sau lần điều trị đầu tiên. Sau điều trị, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, kết hợp chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp.

Điều trị sẹo lõm bán xâm lấn bằng phương pháp lăn kim PRP

Lăn kim PRP là phương pháp sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu trong cơ thể để phục hồi vùng da bị tổn thương, làm đầy vết sẹo và giúp trẻ hóa làn da. Khi thực hiện lăn kim PRP, bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của chính bệnh nhân, sau đó đưa vào hệ thống quay ly tâm để tách phần huyết tương và các tế bào, thu được lượng tiểu cầu cô đặc gấp 4 lần so với bình thường. Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị lăn kim với nhiều mũi vi kim siêu nhỏ, tạo lỗ li ti trên bề mặt da. Cuối cùng, kết hợp việc thoa hoặc tiêm huyết tương giàu tế bào tiểu cầu đã được hoạt hóa lên da, giúp tăng cường sản sinh collagen, phá hủy kết cấu của lớp collagen bị tổn thương, tái tạo làn da mới.

Phương pháp này bị hạn chế thực hiện đối với những người bị bệnh huyết áp cao, thiếu máu, ung thư, máu không đông,… Ngoài ra, lăn kim PRP còn tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm trùng nếu quá trình thực hiện không đảm bảo khử trùng và đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Bên cạnh tác dụng trị sẹo lõm trên mặt, phương pháp lăn kim có tác dụng khác như: Phục hồi làn da khô, thiếu sức sống, cải thiện tình trạng rối loạn sắc tố da, làm mờ nếp nhăn, đẩy lùi lão hóa và giúp đều màu da.

Sau khi điều trị, người bệnh có thể cảm thấy đau rát nhẹ và da nổi đỏ từ 1 – 2 ngày đầu. Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh hết nếu bạn thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi,… Hiệu quả của phương pháp lăn kim PRP có thể thấy sau điều trị 4 – 8 tuần.

Điều trị sẹo lõm bán xâm lấn bằng phương pháp lăn kim PRP
Điều trị sẹo lõm bán xâm lấn bằng phương pháp lăn kim PRP

Phương pháp bóc tách sẹo trị sẹo lõm

Những trường hợp bị sẹo lõm, chân sẹo được cấu thành từ các sợi mô liên kết, sau một thời gian không được điều trị, chân sẹo sẽ bị xơ hóa và dẫn đến chai lì. Lúc này máu không thể đến nuôi dưỡng vùng đáy sẹo, khiến phần da phía trên ngày càng trở nên khô và thiếu sức sống.

Phương pháp bóc tách sẹo sử dụng một kim y khoa để xuyên qua bề mặt da, phá vỡ các liên kết với sẹo ở bên dưới, giải phóng bề mặt da ra khỏi các sợi xơ cứng, từ đó làm bề mặt da đầy lên nhanh chóng.

Bóc tách sẹo có thể trị được sẹo lõm nặng và lâu năm, tuy nhiên do phương pháp này có tính xâm lấn sâu nên sau khi điều trị có thể để lại một số vết thâm trên da. Các vết thâm này không ảnh hưởng nhiều vì có thể mờ dần và biến mất sau khoảng 4 – 6 tuần tùy cơ địa của người bệnh.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể điều trị được tất cả các loại sẹo lõm trên da, giúp sẹo được đầy lên tối đa, không bị lõm xuống trở lại như một số phương pháp khác. Rất nhiều trường hợp thấy được hiệu quả ngay trong lần điều trị đầu tiên.

Trị sẹo lõm xâm lấn với phương pháp tiêm chất làm đầy

Tiêm chất làm đầy sẹo lõm hay còn gọi là filler vào trung bì hay biểu bì bên dưới sẹo lõm, nhằm nâng cao bề mặt da và nâng đỡ các mô bên dưới, lấp đầy sẹo lõm. Chất được tiêm vào vết sẹo thường có dạng lỏng hay gel, có thể là collagen, mỡ tự thân, restylane với thành phần chính là hyaluronic acid HA giống như chất tự nhiên có trong cơ thể.

Khi thực hiện, các chuyên viên sẽ sử dụng kim tiêm để tiêm sâu vào bên trong lớp da có sẹo. Các chất được đưa vào bên trong da có tác dụng làm đầy mô có sẵn bên trong tế bào da. Đối với những vùng sẹo lõm lâu ngày hoặc có diện tích lớn sẽ cần liều lượng tiêm nhiều hơn để đảm bảo tất cả các phần da lõm đều được lấp đầy.

Tuy nhiên trị sẹo lõm bằng phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như kích ứng da, dị ứng hoặc nhiễm trùng. Vì vậy yêu cầu quá trình thực hiện phải đảm bảo an toàn, bác sĩ có chuyên môn cao, trang thiết bị cần được khử trùng, khử khuẩn.

Đọc thêm: 

Sử dụng phương pháp tiêm chất làm đầy
Sử dụng phương pháp tiêm chất làm đầy

Phương pháp Punch Excision/ Elevation

Punch Excision thường được sử dụng khi điều trị sẹo đáy nhọn và sẹo đáy vuông sâu. Khi tiến hành, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị đục lỗ để loại bỏ phần mô sẹo đến lớp mỡ dưới da, sau đó đóng lại bằng chỉ khâu.

Yêu cầu của phương pháp này đó là các vết sẹo cần điều trị phải cách nhau tối thiểu 4 – 5 mm để tránh lực kéo da quá mức. Bên cạnh đó, thời gian điều trị cách nhau ít nhất 4 tuần giữa các sẹo liền nhau để hạn chế những tác động xấu đến thẩm mỹ. Punch Excision có thể gây hình thành sẹo mới nhưng các vết sẹo này sẽ nhỏ, mờ và ít được chú ý hơn sẹo sâu ban đầu. Sau khi thực hiện Punch Excision từ 4 – 6 tuần, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các thủ thuật tái tạo bề mặt khác giúp cải thiện đáng kể những vết sẹo lõm.

Không giống Punch Excision, Punch Elevation được dùng cho những người có sẹo vuông nông và sâu. Phương pháp này sử dụng một công cụ sinh thiết đục lỗ trực tiếp xuống lớp mỡ dưới da. Lúc này mô được nâng cao hơn một chút so với bề mặt da xung quanh, cuối cùng được cố định bằng chỉ khẩu.

Trong quá trình vết thương hồi phục, mô sẽ rút lại để liền sẹo. Tương tự như Punch Excision, các thủ thuật tái tạo bề mặt tại vết sẹo sẽ được thực hiện sau khi Punch Elevation từ 4 – 6 tuần.

Địa chỉ trị bệnh uy tín

Để quá trình trị sẹo lõm đạt hiệu quả cao, yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất và tay nghề, trình độ của bác sĩ vẫn quan trọng hàng đầu. Vì vậy người bệnh cần lựa chọn đơn vị uy tín, đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro đáng tiếc trong và sau quá trình thực hiện. Dưới đây là một số địa chỉ điều trị bệnh uy tín bạn đọc có thể tham khảo:

Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn

Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn, trước đây là Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, đã có hơn 10 năm hình thành và phát triển, cung cấp đa dạng dịch vụ Da liễu, thẩm mỹ chất lượng tới người bệnh khắp cả nước. Đơn vị này luôn đi đầu trong việc kết hợp y học cổ truyền và công nghệ hiện đại trong chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe toàn diện.

Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn quy tụ đội ngũ y bác sĩ tận tâm, y đức và giỏi chuyên môn như: Giám đốc chuyên môn Nguyễn Thị Nhuần, bác sĩ YHCT Đỗ Thanh Hà, bác sĩ YHCT Nguyễn Thị Nhặn,.. cùng nhiều kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm khác. Tại đây, người bệnh sẽ trải qua quy trình thăm khám chi tiết để đánh giá tình trạng da trước khi tiến hành các kỹ thuật điều trị nhằm đảm bảo mang lại kết quả cao và sự hài lòng cho mọi khách hàng. Bạn có thể đến Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn theo địa chỉ:

  • Số 123 Hoàng Ngân – P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
  • SĐT: 0983.059.939.
Viện Da liễu Hà Nội - Sài Gòn  
Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Bệnh viện Da liễu Trung ương là đơn vị chuyên khoa đầu ngành về chuyên ngành Da liễu với nhiều chức năng như: Nghiên cứu mô hình bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán và điều trị, Chữa bệnh và phục hồi chức năng, Săn sóc da, Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ,…

Đây là đơn vị nhận được nhiều giải thưởng danh giá của Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, bệnh viện quy tụ nhiều cán bộ, y bác sĩ giỏi, tốt nghiệp từ các trường đại học nổi tiếng trong nước và nước ngoài. Quy trình điều trị sẹo lõm tại bệnh viện đảm bảo được thực hiện với trang thiết bị hiện đại, được khử khuẩn, vô trùng, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm đến đây thăm khám và điều trị.

  • Địa chỉ: Số 15A – Phường Phương Mai – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội.
  • SĐT: 024.32222.944.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là đơn vị đi đầu theo mô hình Bệnh viện – Khách sạn tiêu chuẩn quốc tế. Bệnh viện được thành lập từ năm 2011, đến nay đã có nhiều bước phát triển vượt bậc và tạo được vị thế riêng trong ngành y tế.

Thu Cúc có không gian phòng khám rộng rãi, sang trọng, đầy đủ tiện nghi, hướng tới các dịch vị 5 sao, mang đến cho người bệnh cảm giác thoải mái, dễ chịu, không còn lo lắng mỗi khi đi khám. Ngoài đầu tư không gian phòng khám, bệnh viện cũng chú trọng phát triển đội ngũ y bác sĩ, là các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ cao cấp, bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài.

Bệnh viện  Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chú trọng đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, giúp quá trình thăm khám và điều trị đạt kết quả cao nhất, để mọi khách hàng đến đây đều hài lòng.

  • Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Thủ đô Hà Nội.
  • SĐT: 1900.5588.92.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Đây là đơn vị bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời bệnh viện Da liễu này cũng là tuyến cao nhất của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về các bệnh Da liễu, bệnh Phong, Nhiễm khuẩn,…

Mỗi năm đơn vị đều thực hiện nghiên cứu về y học và ứng dụng thành quả vào thực hành lâm sàng. Bên cạnh đó bệnh viện cũng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các trường đại học trên thế giới, các công ty đa quốc gia để thực hiện nghiên cứu.

Khi đến đây, người bệnh được các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trực tiếp thăm khám, tư vấn và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp. Người bệnh có thể yên tâm vì đơn vị được trang bị hệ thống trang thiết bị, cơ sở máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

  • Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Thông – Phường Võ Thị Sáu – Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh.
  • SĐT: 028.39.301.396.

Chế độ ăn cho người bị sẹo lõm

Để quá trình điều trị sẹo lõm đạt hiệu quả cao, cũng như nhanh chóng cải thiện làn da, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bệnh cần biết những thực phẩm nên bổ sung và nên hạn chế để tránh ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của da, đặc biệt là sau khi thực hiện các kỹ thuật xâm lấn vùng da bị sẹo.

Những thực phẩm người bị sẹo lõm nên ăn:

  • Thực phẩm giàu protein: Protein đóng vai trò hỗ trợ tái tạo các tế bào mới, vì vậy rất tốt cho người bị sẹo lõm. Bạn nên bổ sung trứng, sữa, hải sản, ngũ cốc, thịt động vật để nhanh chóng làm đầy sẹo lõm.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là thành phần kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn các gốc tự do và đẩy lùi quá trình lão hóa. Sau khi điều trị sẹo, bạn có thể bổ sung kẽm cho cơ thể để kháng khuẩn, hạn chế viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình hình thành da mới, làm mờ sẹo thâm. Các thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như: Súp lơ, đậu nành, đậu hà lan, hạn nhân, nấm,…
  • Vitamin A, C, D: Bạn có thể tìm thấy vitamin C ở các loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, xoài, chanh,… Vitamin D có trong nấm, cá hồi, cá mòi,… Vitamin A có trong cà rốt, bí đỏ, đu đủ, ớt chuông,… Các loại vitamin này có khả năng làm đầy sẹo lõm, kích thích sản sinh, tái tạo tế bào da mới.
  • Ngoài ra bạn có thể bổ sung nhiều cà chua, nha đam, rau má, mật ong,… trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, không chỉ làm đầy vết sẹo, tái tạo da mới mà còn giúp da trắng sáng, mịn màng.
Chế độ ăn cho người bị sẹo lõm
Chế độ ăn cho người bị sẹo lõm

Những thực phẩm người bị sẹo lõm nên tránh:

  • Rau muống: Trong rau muống có chứa dưỡng chất tốt cho cơ thể, tuy nhiên nếu bạn đang có vết thương hở, sẹo lõm, đặc biệt sau khi trị sẹo, tuyệt đối không nên ăn. Đối với những trường hợp này, rau muống sẽ gây viêm, sưng, chảy mủ, làm chậm quá trình lành vết thương và khiến hình thành sẹo lõm.
  • Thịt bò: Thịt bò có tính nóng, có thể gây nên hiện tượng thâm, xỉn, da kém hồng, đặc biệt dễ đóng mủ và gây sần sùi cho vết thương hở non. Vì vậy khi đang bị sẹo lõm và sau khi điều trị sẹo, bạn không nên ăn thịt bò.
  • Đồ nếp: Thực phẩm được làm từ gạo nếp rất nóng, dễ gây sưng, mủ, làm chậm quá trình hồi phục vết thương, do đó người bị sẹo lõm nên tránh xa.

Những lưu ý cho người bệnh

Sẹo lõm rất dễ hình thành nhưng lại khó điều trị dứt điểm, để đảm bảo loại bỏ được những vết sẹo đáng ghét, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Không nên tự ý nặn mụn tại nhà, đặc biệt là mụn trứng cá vì đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng sẹo lõm.
  • Chủ động tìm đến các cơ sở da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị.
  • Chú ý vệ sinh da hàng ngày bằng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với tình trạng của bản thân.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ máu lưu thông, đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết thương, làm mờ sẹo.
  • Vận động nhẹ nhàng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng, hạn chế mụn và thúc đẩy làm lành nhanh các vết thương.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định, tránh căng thẳng, stress, áp lực.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc, không nên thức khuya.
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về các loại thuốc cần dùng và những điều cần tránh sau khi tiến hành các phương pháp điều trị sẹo lõm.
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm, đảm bảo các loại mỹ phẩm phải chất lượng và không gây hại cho da.
  • Bảo vệ da trước các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, ánh nắng mặt trời.

Trên đây là toàn bộ thông tin về sẹo lõm. Tuy không gây nguy hiểm nhưng tình trạng này lại ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy bạn nên chú ý chăm sóc da để tránh bị sẹo cũng như tìm đến các cơ sở uy tín để được điều trị triệt để, bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

4.8/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua