Mẹo Nặn Mụn BỌC Không Để Lại Sẹo Thâm Xấu Xí Trên Da

Mụn bọc là loại mụn trứng cá nguy hiểm, khó xử lý và loại bỏ trong một thời gian ngắn. Nếu như việc nặn mụn bọc không kèm theo chế độ chăm sóc, dưỡng da hợp lý sẽ nhanh chóng để lại sẹo thâm hoặc sẹo rỗ vô cùng mất thẩm mỹ. Thậm chí những sai lầm nhỏ trong quá trình điều trị có thể khiến làn da bị viêm nhiễm, tăng nguy cơ lây lan. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn một số điều cần biết trước và sau khi tự loại bỏ những nốt mụn này tại nhà. 

Có nên nặn mụn bọc không?

Mụn bọc có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc thành từng vùng với kích thước khá lớn, khi mọc thường gây ra tình trạng sưng đỏ, đau nhức. Do đó người mắc thường cảm thấy khó chịu và muốn loại bỏ chúng ngay lập tức. Tuy nhiên, mụn bọc thường ẩn sâu dưới lỗ chân lông nên rất khó để xử lý. Việc nặn mụn bọc không đúng cách có thể gây nhiễm trùng, đồng thời nặn mụn bọc rau máu chưa hết sẽ có nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ và khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng. 

Mụn bọc là tình trạng mụn trứng cá nặng, thường gây khó chịu, đau nhức
Mụn bọc là tình trạng mụn trứng cá nặng, thường gây khó chịu, đau nhức

Vậy có nên nặn mụn bọc không hay mụn bọc có được nặn không? Theo đó, các chuyên gia đã giải đáp rằng, mụn bọc có thể nặn khi chúng ta đã thấy cồi mụn khô, trồi lên bề mặt da. Vì lúc này việc loại bỏ nhân mụn sẽ trở nên dễ dàng, lỗ chân lông cũng ít bị tổn thương và cũng hạn chế được tình trạng mụn tái phát. 

Khi nặn mụn các bạn cần vệ sinh mặt, rửa tay và sát trùng dụng cụ sử dụng để tránh làm nhiễm trùng vết thương bị hở, gây mụn viêm và khiến mụn lan rộng. Bên cạnh đó, bạn cần chăm sóc da cẩn thận để da nhanh phục hồi, hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ. Tuyệt đối không nặn mụn khi chưa thấy đầu mụn, vì chúng sẽ khiến mụn sưng to hơn, thậm chí phát triển thành áp xe.

Mụn bọc khi nào nặn được?

Mụn bọc khi nào nặn được hay mụn bọc bao lâu thì nặn được là nghi vấn được nhiều người quan tâm. Để giải đáp vấn đề này, các chuyên gia da liễu cho biết, tùy theo tình trạng nốt mụn bọc nhân to hay nhỏ, mụn sưng viêm hay không để xác định thời điểm nên nặn phù hợp. 

Thông thường, với mụn nhỏ để đợi cồi mụn khô sẽ cần khoảng 2,5 – 3 tuần. Với những loại mụn bọc to, viêm, sưng đỏ thì cần từ 3 – 4 tuần mới có thể nặn mụn bọc đảm bảo an toàn. Trong một vài trường hợp, bạn không nên nặn mụn bọc như mụn viêm có mủ, mụn bọc ẩn thấy đau, mụn đinh, mụn ẩn chưa xuất hiện nhân hoặc mụn bọc xuất hiện ở các vị trí dễ nhìn thấy như mặt. Bởi điều này sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến các nốt thâm mụn hình thành. 

Nặn mụn bọc khi mụn đã gom cồi và trồi lên trên da
Nặn mụn bọc khi mụn đã gom cồi và trồi lên trên da

Mẹo nặn mụn bọc không đầu an toàn, không bị sẹo thâm

Những loại mụn khác nhau sẽ có cách loại bỏ riêng, với mụn bọc cũng vậy. Để hạn chế vết thâm, sẹo rỗ, phần nội dung dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách nặn mụn bọc không đầu, cách nặn mụn bọc ở cằm và cách nặn mụn bọc ở mũi an toàn nhất. Cụ thể: 

Vệ sinh da mặt

Để tiến hành nặn mụn đảm bảo an toàn, bạn cần tẩy trang và dùng sữa rửa mặt để loại bỏ lớp bụi bẩn, cặn trang điểm, lớp kem chống nắng còn đọng lại trên lỗ chân lông. Cụ thể:

  • Việc chỉ sử dụng mình sữa rửa mặt sẽ không không giúp loại bỏ hết những vấn đề này. Vì thế bạn cần lựa chọn dòng tẩy trang phù hợp với làn da đang có mụn nhằm tránh làm da bị kích ứng, khô rát.
  • Sữa rửa mặt nên dùng loại có độ pH cao, thành phần chứa các chất gây kích ứng da. Tốt nhất, hãy chọn những sản phẩm được bổ sung thêm chất chống viêm, kháng khuẩn như mật ong hoặc trà xanh. 
  • Ngoài ra, bông tẩy trang cũng là vấn đề cần được quan tâm, hãy chọn những miếng tẩy trang cotton mềm, không bị bông xơ.

Được biết, vệ sinh da mặt là một trong những bước quan trọng trước khi nặn mụn bọc mà bạn không thể bỏ qua. 

Vệ sinh tay, khử trùng dụng cụ trước khi nặn mụn

Tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn do tiếp xúc với nhiều đồ vật khác nhau. Do đó, việc thường xuyên sờ tay lên mặt sẽ khiến mụn ngày càng phát triển. Để hạn chế tình trạng này, trước khi nặn mụn, bạn cần rửa sạch tay với xà bông để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da. 

Cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành loại bỏ mụn
Cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành loại bỏ mụn

Bên cạnh đó, chị em cũng nên vệ sinh dụng cụ nặn mụn, bởi đây là thứ trực tiếp chạm vào các nốt mụn. Hãy sử dụng cồn y tế, nước nóng để tiệt trùng, ngâm rửa các dụng cụ cần thiết cho quá trình nặn mụn. 

Xông hơi mặt

Lỗ chân lông sẽ được giãn nở sau khi xông hơi, điều này giúp ích rất nhiều trong việc đưa nhân mụn ra ngoài một cách nhẹ nhàng, ít gây tổn thương cho da. Nếu bạn không có dụng cụ xông hơi chuyên dụng có thể đun nước sôi để xông. Lưu ý, khi xông hơi nên để mặt cách miệng nồi khoảng 30 – 40cm nhằm tránh bị bỏng da. 

Khi xông hơi, bạn có thể bỏ thêm một số loại dược liệu – nguyên liệu khác vào để gia tăng công dụng dưỡng da như lá tía tô, sả, chanh, muối tinh,… 

Nặn mụn bọc

Để nặn mụn bọc, các bạn nên sử dụng tăm bông nhẹ nhàng lấy nhân mụn lên bề mặt da khi những nốt mụn đã già. Hãy hạn chế dùng tay nặn mụn trực tiếp để tránh làm da bị tổn thương, nhiễm trùng. 

Tốt nhất, hãy dùng cây nặn mụn có đầu nhọn như mũi kim để làm rách nốt mụn, sau đó đẩy nốt mụn lên trên bề mặt da. Thực hiện các động tác nhẹ nhàng, không chà sát hay gây áp lực mạnh để tránh khiến để lại vết thâm, vết xước trên da. Lưu ý, việc nặn mụn chỉ nên tiến hành với những nốt mụn đã gom cồi, đầu mụn đã bắt đầu khô và già. 

Nặn mụn bọc không đúng cách rất dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ
Nặn mụn bọc không đúng cách rất dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ

Chăm sóc làn da sau khi nặn mụn bọc

Nặn mụn xong, những nốt mụn sẽ để lại các vết thương hở. Trong 24h đầu, bạn cần hạn chế trang điểm chỉ rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Bên cạnh đó nên hạn chế ra ngoài để tránh tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng,… nhằm giúp vết thương nhanh lành trở lại. 

Không sờ tay lên mặt, tốt nhất nên dùng miếng dán mụn để hút mụn để hút sạch nhân mụn sót lại bên trong, đồng thời loại bỏ dịch vàng còn sót lại. Lúc này, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm có công dụng phục hồi da sau mụn để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, tránh lây lan mụn trên diện rộng. 

Việc nặn mụn bọc chỉ nên thực hiện khi thật sự cần thiết và có hiểu biết, kỹ thuật nặn mụn ổn. Việc loại bỏ mụn có thể tạo ra các ảnh hưởng xấu như thâm, sẹo rỗ, thậm chí là mụn viêm mủ, vậy nên hãy hết sức lưu ý. 

Sau khi nặn mụn bọc nên làm gì, cần lưu ý gì?

Khi đã loại bỏ các nốt mụn bọc cần phải làm gì là thắc mắc chung của không ít người. Các chuyên gia da liễu cho biết, sau khi nặn mụn xong, các bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đầu tiên, hãy giữ vệ sinh da thật sạch, không sờ tay lên mặt hay chạm vào các nốt mụn.
  • Không áp dụng các bước chăm sóc da ngay sau khi nặn mụn, bởi đây là thời gian để giúp da nghỉ ngơi và phục hồi sau các tổn thương.
  • Cần vệ sinh da mặt bằng nước muối sinh lý trong 3 ngày đầu tiên thay vì dùng sữa rửa mặt như thông thường. Sau đó các bạn mới dùng sữa rửa mặt có các thành phần dịu nhẹ, lành tính. 
  • Che chắn cẩn thận khi ra đường, đừng quên sử dụng kem chống nắng, khẩu trang để tránh ảnh hưởng của khói bụi và tác hại của ánh nắng mặt trời. 
Thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài
Thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài
  • Bất cứ loại mỹ phẩm nào khi apply lên da cũng phải kiểm tra nguồn gốc rõ ràng để tránh làm kích ứng da, gây tổn thương thêm cho làn da đang quá nhạy cảm. Đồng thời cũng nên hạn chế trang điểm để tránh làm da bít tắc lỗ chân lông. 
  • Cần tẩy trang và rửa mặt hàng ngày để giúp da luôn trong tình trạng sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn. 
  • Hãy kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt – nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào thực đơn ăn uống hàng này. Ngoài ra, các chị em cũng cần tránh sử dụng thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, chất kích thích.
  • Trong thời gian nặn mụn, trị mụn bọc, các bạn nên dùng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần dịu nhẹ, kết hợp cùng các sản phẩm có khả năng trị thâm để giúp da hồi phục nhanh, đảm bảo tính thẩm mỹ về sau. 

Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về cách nặn mụn bọc an toàn, tránh sẹo thâm mất thẩm mỹ. Tốt nhất, nếu không có kinh nghiệm nặn mụn, bạn cần tới các cơ sở spa uy tín hoặc bệnh viện da liễu để được hướng dẫn chăm sóc da và điều trị mụn cẩn thận hơn. 

5/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua