12+ Cách Chữa Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Cao

So với các vùng da khác thì nguy cơ mắc phải bệnh vảy nến tại da đầu là cao hơn cả, thậm chí, nó còn có thể lan xuống vùng trán và gáy. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hay can thiệp y tế, người bệnh có thể loại bỏ triệu chứng của bệnh bằng các cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả, đảm bảo an toàn, không gây ra tác dụng phụ và đơn giản, dễ thực hiện. 

12 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà an toàn, nhanh chóng, hiệu quả cao

Phương pháp trị vảy nến da đầu tại nhà phần lớn là sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên để ngăn chặn bệnh lây lan và loại bỏ triệu chứng. Bạn có thể tham khảo qua những cách chữa đơn giản mà chúng tôi gợi ý dưới đây:

Sử dụng giấm táo

Giấm táo là nguyên liệu có rất nhiều công dụng cho da đầu và tóc, nhưng lại bị nhiều người lãng quên. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các axit malic và lactic trong thành phần của giấm táo giúp làm mềm da đầu, tẩy da chết nhẹ nhàng, nhờ đó sớm trả lại cho bạn một làn da sạch, mềm mại như bình thường.

Bên cạnh đó, một số loại axit trong giấm táo còn có khả năng ức chế và tiêu diệt nấm men – một loại nấm gây bệnh trên da đầu, đặc biệt là bệnh vảy nến. Đồng thời điều chỉnh độ pH da đầu và tự động đào thải hoá chất độc hại, giúp da đầu khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 muỗng giấm táo, một ít nước sạch và bông gòn sạch.
  • Giấm táo đem pha loãng với nửa cốc nước sạch, khuấy đều rồi dùng bông gòn thấm đẫm dụng dịch, thoa lên vùng da đầu bị vảy nến và massage nhẹ nhàng.
  • Sau đó để nguyên trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất thấm sâu và tác dụng lên da dầu và gội sạch lại với nước.
  • Nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần để sớm cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu.
Giấm táo là nguyên liệu có rất nhiều công dụng cho da đầu và tóc
Giấm táo là nguyên liệu có rất nhiều công dụng cho da đầu và tóc

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với nghệ

Chất curcumin trong nghệ có đặc tính chống oxy hóa cao kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa ung thư tốt. Còn đối với làn da đầu, nghệ sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến như: Chống oxy hóa, hạn chế tổn thương da, ức chế sản xuất chất cytokine dẫn đến viêm, tăng cường hàng rào bảo vệ da bằng cách điều chỉnh sự tham gia của iNV và filaggrin.

Cách thực hiện:

Lấy tinh bột nghệ đem pha với nước ấm hoặc 200ml sữa tươi rồi chia làm 2 phần để uống vào sáng và tối, uống hết trong ngày.

Lưu ý: Chỉ dùng nước ấm, không dùng nước quá nóng (trên 50 độ C), bởi nó sẽ khiến tinh bột nghệ bị chính, vón cục và đồng thời mất hết dưỡng chất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay thế sữa tươi bằng mật ong pha cùng v nước, tùy thuộc vào sở thích mà cho lượng mật ong ít hay nhiều (tuy nhiên những người có cơ địa nóng thì không nên dùng mật ong).

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà đơn giản bằng gừng

Theo Y học cổ truyền, gừng có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, giải độc máu hiệu quả. Chính vì vậy mà nó được sử dụng vô cùng phổ biến trong các bài thuốc chữa vảy nến chứ không riêng gì vảy nến da đầu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 muỗng bột gừng khô hoặc 2 – 3 lát gừng tươi,
  • Cho gừng vào trong tách, chế thêm nước sôi và để hãm trong vòng 2 – 3 phút, sau đó cho thêm một muỗng cà phê mật ong cùng ít nước cốt chanh vào và khuấy đều, mỗi ngày uống 1 – 2 tách khi còn nóng.

Lưu ý: Cần cẩn trọng khi dùng trà gừng đối với những người có tiền sử huyết áp cao.

Gừng có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn nên trị vảy nến da đầu rất tốt
Gừng có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn nên trị vảy nến da đầu rất tốt

Tinh dầu tỏi chữa vảy nến da đầu

Theo Y học hiện đại, thành phần của tỏi chứa các hợp chất như Allicin, Liallyl sulfide, Ajoene, Selenium… chúng đều là những chất có lợi trong ức chế vi khuẩn, nấm gây bệnh, chống oxy hóa, sát trùng và giảm độ dính của máu. Còn trong Đông y, nó như một loại thuốc quý để phòng ngừa và hỗ trợ nhiều loại bệnh ngoài da như vảy nến, tổ đĩa. eczama…

Riêng bệnh vảy nến da đầu, cách trị bằng tỏi được đánh giá rất cao nhờ vào khả năng ức chế chất lipoxygenase, chứa enzyme kết hợp cùng acid arachidonic giúp ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, tại những vùng da bị tổn thương vo vảy nến. Mặt khác, hoạt chất Diallyl sulfide, Ajoene và S-allylmercaptocystei trong tỏi có khả năng kích hoạt mãn nhan kappa B được liên kết với bệnh vảy nến, nhờ đó giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch vùng da đầu bị bệnh, có thể gội qua với nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn, tế bào chết còn sót lại trên da đầu để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
  • Sử dụng tinh dầu tỏi để bôi trực tiếp lên vùng da đầu bị bệnh mỗi ngày 2 lần.

Baking soda trị vảy nến

Baking soda cũng là nguyên liệu được sử dụng phổ biến để điều trị vảy nến tại nhà. Bởi bó có đặc tính chống nấm, hỗ trợ làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, đóng vảy da đầu do bệnh vảy nến gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 thìa cafe baking soda, 50ml nước sạch, bông gòn.
  • Cho baking soda vào chén nước và trộn đều để tạo thành hỗn hợp nước baking soda loãng.
  • Tiếp đến dùng bông gòn thấm đẫm hỗn hợp và thoa nhẹ nhàng lên vùng da đầu bị vảy nến hoặc bạn cũng có thể đổ trực tiếp lên da đầu để nước baking soda thấm sâu, giúp giảm viêm hiệu quả.

Dầu oliu trị vảy nến đầu

Tương tự như dầu dừa, dầu oliu cũng là nguyên liệu đã quá quen thuộc với bất cứ tín đồ làm đẹp nào. Thành phần của dầu oliu chứa nhiều dưỡng chất, chất chống oxy hoá, thích hợp cho việc cải thiện và loại bỏ bệnh vảy nến da đầu. Chưa hết, nó còn hoạt động tương tự như một chất dưỡng ẩm, làm mềm tế bào biểu bì da, ngăn cản sự tăng sinh quá mức và hình thành của tế bào da đầu.

Trong dầu oliu cũng chứa các thành phần có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tốt, do vậy mà nó mang lại hiệu quả cao với bệnh vảy nến da đầu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít dầu oliu, cho vào bát nhỏ, đem đi đặt trong một bát lớn hơn chứa nước nóng hoặc đem đi quay trong lò vi sóng để làm ấm dầu.
  • Thoa dầu oliu ấm lên vùng da đầu cần điều trị, sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 2 – 3 phút rồi ủ tóc qua đêm, gội lại bằng nước sạch vào buổi sáng hôm sau.
  • Với cách này người bệnh nên áp dụng hàng ngày để có thể mang lại hiệu quả cải thiện bệnh tốt nhất.
Dầu oliu trị vảy nến đầu mang lại hiệu quả cao
Dầu oliu trị vảy nến đầu mang lại hiệu quả cao

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu vô cùng phổ biến trong làm đẹp, nhờ vào khả năng dưỡng ẩm cao, giúp làm mềm biểu bì, chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tóc và da đầu. Do đó, dầu dừa mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng da đầu khô, ngứa ngáy, bong tróc, đồng thời phục hồi những tổn thương da và nang tóc do bệnh vảy nến gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 – 3 muỗng dầu dừa nguyên chất, dùng thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, sau đó massage nhẹ nhàng.
  • Dùng khăn tắm hoặc mũ tắm ủ trong trong khoảng 60 phút rồi xả lại với nước sạch, nếu dầu còn bết dính trên tóc, bạn có thể dùng thêm dầu gội.
  • Để tăng cường hiệu quả trị vảy nến, bạn có thể thêm vào dầu dừa một chút tinh dầu hoa oải hương hoặc tinh dầu bạc hà.

Dùng muối epsom là cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả

Muốn epsom hay còn được biết đến là muối biển chất, đây là hợp chất muối vô cơ Magie Sulfat có chứa lưu huỳnh, magie và oxy. Loại muối này tuy không được sử dụng trong ăn uống vì có thể gây ngộ độc cho cơ thể, nhưng lại mang đến nhiều lợi ích trong chữa bệnh và làm đẹp.

Bên cạnh vi chất tự nhiên, khoáng chất có lợi giúp cho quá trình phục hồi và bảo vệ làn da, muối epsom còn giúp làm mềm biểu bì da, loại bỏ da chết, mảng bám, vảy trắng bong tróc trên da đầu, trả lại làn da khỏe mạnh, mịn màng. Ngoài ra nó còn có thể làm giảm kích ứng, giảm ngứa làm sạch và bảo vệ tối ưu cho nang tóc.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy ½ muỗng muối epsom hoà tan cùng 1 ly nước lọc, sau đó thoa đều và massage nhẹ nhàng lên vùng da đầu bị vảy nến. Để nguyên trong khoảng 20 – 30 phút rồi dùng nước sạch gội lại đầu.
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 muỗng epsom trộn cùng với dầu gội đầu và thoa đều lên da đầu, dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 2 – 3 phút rồi gội sạch lại với nước.

Sữa chua trị vảy nến đầu

Sữa chua là món ăn yêu thích của nhiều người, nó không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn cải thiện được triệu chứng của nhiều bệnh ngoài da, trong đó có cả vảy nến da đầu. Thành phần dưỡng chất của nó giúp làm mềm lớp sừng, vảy ngoài da, tẩy da chết dịu nhẹ và loại bỏ các mảng vảy, da bong tróc. Song song với đó sữa chua còn giúp nuôi dưỡng và làm ẩm da đầu, từ đó giảm ngứa, hạn chế khô da và bong tróc.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 hộp sữa chua không đường, thoa trực tiếp lên vùng da đầu cần điều trị rồi massage nhẹ nhàng trong khoảng 2 – 3 phút.
  • Để nguyên trong khoảng 30 phút sau đó dùng nước sạch gội lại đầu, mỗi tuần thực hiện 1 lần để cải thiện tình trạng vảy nến, ngứa và bong tróc.
Sữa chua giúp cải thiện được triệu chứng của nhiều bệnh ngoài da
Sữa chua giúp cải thiện được triệu chứng của nhiều bệnh ngoài da

Nha đam trị vảy nến mang lại hiệu quả cao

Bạn có biết, gel nha đam có chứa hoạt chất chống viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa kích ứng và gây tê nhẹ. Do đó mà nó được dùng trong điều trị bệnh vảy nến với tác dụng giảm ngứa ngáy, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Mặt khác, nha đam còn có hiệu quả cao trong dưỡng ẩm, hạn chế bong tróc da, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi da đầu và bảo vệ nang tóc…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng ¼ cốc gel nha đam cùng 6 – 8 giọt tinh dầu hoa oải hương, sau đó trộn đều hỗn hợp và thoa đều lên vùng da bị vảy nến.
  • Massage da đầu nhẹ nhàng trong khoảng 3 – 5 phút và để nguyên trong 30 phút thì gội lại đầu với nước sạch. Thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 lần, sau một vài tuần sẽ nhận được hiệu quả rõ rệt.

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với lòng đỏ trứng gà

Trong lòng đỏ trứng gà có chứa rất nhiều protein, vitamin A và lipit, chúng đều có khả năng làm mềm tế bào biểu bì da, loại bỏ da chết và tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây hại trên da đầu. Nhờ đó mà nó cải thiện được triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, đồng thời ngăn chặn nhiễm khuẩn hiệu quả. Mặt khác nó còn thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương trên da đầu, bảo vệ nang tóc toàn diện và làm mềm tóc

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 3 quả trứng gà (tuỳ thuộc vào diện tích vùng da đầu bị vảy nến), tách lấy lòng đỏ và giữ lại thêm phần lòng trắng của một quả trứng để riêng.
  • Đối với lòng đỏ, mang đun nóng trên bếp cho đến khi nó sền sệt thì dừng lại, chờ cho nguội bớt rồi dùng để thoa trực tiếp lên da đầu, dùng tay massage nhẹ nhàng trong 2 – 3 phút.
  • Ủ tóc trong khoảng 30 phút rồi gội lại bằng nước sạch và lau cho bớt nước, tiếp tục dùng phần lòng trắng trứng còn lại bôi lên da ủ qua đêm, gội sạch lại đầu bằng nước vào sáng hôm sau.

Lưu ý: Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà này chỉ phù hợp với các trường hợp vảy nến bị đóng mảng dày, bong mảng lớn từ ½ đốt ngón tay. Đặc biệt không nên sử dụng lòng đỏ trứng trong trường hợp da đầu bị vảy nến kèm theo hiện tượng chảy mủ, sưng đỏ.

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với lòng đỏ trứng gà đơn giản
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với lòng đỏ trứng gà đơn giản

Bồ kết trị vảy nến da đầu tại nhà

Quả bồ kết từ lâu đã được các bà, các mẹ sử dụng để giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt và ngăn gãy rụng. Ngoài ra, nó còn chứa thành phần có tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm gây bệnh trên da đầu, loại bỏ các mảng vảy trắng, điều hoà hoạt động tiết dầu và phục hồi lại cơ chế bảo vệ của lớp màng da đầu. Thêm vào đó, các hoạt chất flavonoid trong thành phần của bồ kết sẽ giúp làm mềm tóc, phục hồi nang tóc và hạn chế gãy rụng do bệnh vảy nến hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 4 – 5 quả bồ kết, đem đi nướng cho tới khi có mùi thơm đặc trưng, sau đó cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút .
  • Chắt lấy phần nước và dùng để gội đầu, nó sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng vảy nến, nuôi dưỡng và làm mềm tóc rất tốt.

Một số lưu ý quan trọng khi chữa vảy nến da đầu tại nhà

Phương pháp chữa vảy nến da đầu tại nhà khá an toàn, lành tính, dễ thực hiện, thế nhưng nếu không biết cách điều trị, thực hiện sai phương pháp cũng có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy, trong quá trình sử dụng các mẹo tại nhà, bạn cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề sau đây:

  • Da đầu nên được làm sạch trước khi sử dụng các cách chữa vảy nến da đầu tại nhà, đồng thời gội đầu thường xuyên 2 ngày/lần bằng các sản phẩm dầu gội chuyên dụng, lành tính dành riêng cho da nhạy cảm, viêm da… không gội đầu với nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Khi gội đầu nên dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng, tránh dùng móng tay cào mạnh gây bong tróc, chảy máu da đầu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm gây bội nhiễm.
  • Khi bị vảy nến da đầu thì bạn không nên sử dụng các hoá chất để tạo kiểu, thuốc nhuộm hay các chế phẩm làm sạch, chất chăm sóc tóc không an toàn trong suốt thời gian điều trị.
  • Không dùng tay bẩn chạm lên da đầu hoặc bôi các chất, dược liệu lên da đầu khi chưa rửa tay sạch sẽ.
  • Nên dành khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày để tắm nắng, hạn chế bị căng thẳng, stress bởi nó có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, uống nhiều nước để tăng hiệu quả điều trị.
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm có hại cho da đầu như thực phẩm cay nóng, thực phẩm dễ gây kích ứng, các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá…
  • Tạo thói quen tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để giúp tinh thần được thoải mái, giảm căng thẳng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là 12 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà an toàn, hiệu quả mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, chúng chỉ là những phương pháp mang tính hỗ trợ loại bỏ triệu chứng bệnh, nếu sau thời gian dài điều trị nhưng tình trạng không thuyên giảm, bạn cần tới ngay các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách chữa thích hợp nhất.

5/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua